Tuy nhiên có một khâu trong quá trinhg hoạch định mà hầu hết các công ty mới và những công ty đang tái cấu trúc lại cơ cấu đang lãng quên. Đó chính là việc đào tạo và huấn luyện nhân viên để họ có thể hiểu được và qua đó có khả năng phản ánh được thông điệp mà các thương hiệu của chúng ta muốn truyền đạt đến khách hàng.
Thật sự thì một công ty thường bắt đầu việc tiếp thị chính từ nội tại của mình. Nghĩa là ngay từ khoảnh khắc đầu tiên thì liệu các sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp có được chính các nhân viên trong công ty chấp nhận và đồng tình hay chưa? Và liệu rằng các nhân viên có hoàn toàn ủng hộ công ty hết mình trong việc hòan thành sứ mệnh của thương hiệu? Và bạn có thể chắc chắn rằng họ vẫn đang tiếp tục làm cho thương hiệu của công ty phát triển?
Có một điều rất quan trọng mà bạn nên biết là các nhân viên trong công ty của bạn phải được cung cấp đầy đủ thông tin và thật sự tham gia vào quá trình tạo ra những giải pháp mang tính đột phá đầy mới mẻ và các chiến lược công ty đang sử dụng.
Còn nếu nhân viên của bạn không thể hoặc không sẵn sàng trong việc hỗ trợ các kế họach marketing thì điều này có thể mang đến những “thảm họa” cho công ty. Vậy thì bằng cách nào mà bạn có thể khởi đầu quá trình chiến dịch xây dựng thương hiệu từ bên trong của công ty?
Bước 1: Đồng bộ hóa tính cách, các giá trị thuơng hiệu, và văn hóa của doanh nghiệp
Đội ngũ marketing của công ty phải làm việc sát sao và hợp tác với mảng nhân sự trong công ty để đảm bảo rằng: các giá trị thông thường của một công ty cả bên trong lẫn bên ngoài được đồng bộ và hài hòa với nhau.
Bước 2: Cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của nhân viên trong việc xây dựng thương hiệu.
Sắp xếp các tiêu chuẩn trong vịêc tuyển dụng và khen thưởng nhân viên cùng với các tiêu chuẩn về giá trị thương hiệu. Hãy cố gắng tìm ra các kỹ năng phù hợp và các năng lực cần thiết để nhân viên có thể đại diện cho thương hiệu một cách hiệu quả.
Bước 3: Củng cố và liên tục giải thích những hoạt động và các giá trị của thương hiệu.
Hãy sử dụng các cơ chế giao tiếp từ bên trong của công ty để củng cố và giải thích những giá trị và các hành vi phản ánh những điều hứa hẹn của thương hiệu. Hãy thực hiện những điều này liên tục cho đến khi chúng trở nên quen thuộc trong quá trình xây dựng thương hiệu của công ty.
Nếu bạn nghĩ quá trình liên kết các nhân viên của mình vào việc xây dựng thương hiệu không quan trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Trong khi xét về góc độ hữu dụng thì họ có thể gặp gỡ, chào hỏi và trợ giúp các khách hàng của công ty theo rất nhiều cách khác nhau.
Những nhân viên này chính là bộ mặt thương hiệu của công ty. Hãy giao nhiệm vụ cho nhân viên của mình ngay từ thời điểm khởi đầu, và khuyến khích từng cá nhân một để tạo thành những nhân tố đầu vào quyết định đến thành công của công ty.
Biết cách sử dụng nhân viên của mình như một nhóm tập trung, bởi vì chính họ chứ không phải ai khác, mới chính là những người am hiểu khách hàng hơn ai hết. Bằng cách làm này bạn không những có thể có được sự hỗ trợ từ nhân viên của mình mà còn có thể thấy được những ý tưởng và thông tin quan trọng, còn không, có lẽ những thông tin đó đã không thể được đề cập đến.