Vẫn còn 8 tập đoàn, tổng công ty chưa hoàn thành đề án tái cơ cấu
Trong số 83 TĐ, TCT này (không bao gồm 18 TCT thuộc Bộ Quốc phòng), có 63 DN đã được phê duyệt Đề án gồm 57 DN thuộc trung ương và 6 DN thuộc địa phương.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 17 DN, gồm: 8 TĐ (Dệt may Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Than khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Hóa chất Việt Nam, Cao su Việt Nam, Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Viễn thông quân đội); 9 TCT đặc biệt (Tổng công ty Giấy, Thuốc lá, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam, Cà phê, Hàng hải, Hàng không, Đường sắt, Xi măng).
Bộ chủ quản đã phê duyệt 40 DN và UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt 6 TCT. Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố cũng đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu của 51 công ty TNHH MTV trực thuộc).
Bộ Tài chính cho biết, còn 8/91 đơn vị chưa báo cáo việc xây dựng Đề án tái cơ cấu DN, gồm: 4 DN trung ương đó là TCT Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam hiện đang thực hiện cổ phần hóa, TCT Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long mới thành lập, TCT Thiết bị y tế, TCT Bưu điện Việt Nam; 4 DN thuộc UBND tỉnh Bình Dương và Hà Nội.
Ngoài ra, có 2 TĐ, TCT đã thực hiện cổ phần hóa có vốn nhà nước nắm cổ phần chi phối, đã được Bộ chủ quản có ý kiến thông qua nội dung phương án tái cơ cấu của DN là TĐ Bảo Việt và TĐ Xăng dầu Việt Nam.
Theo Bộ Tài chính, hiện công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, việc thực hiện chế độ báo cáo còn chưa kịp thời để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, một số bộ, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn nhắc nhở, phê bình vì chậm trễ trong báo cáo.
Bên cạnh đó, theo nhận định của Bộ Tài chính, công tác sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên việc xây dựng, triển khai Đề án sắp xếp DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh không phân biệt cấp, cơ quan quản lý còn chậm trễ; tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Theo: dddn.com.vn
Các tin khác