Thành công nhờ sự mạo hiểm

Sự thận trọng dường như là một quyết định khôn ngoan trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng sự mạo hiểm thông minh mới là giải pháp tuyệt vời. Alison Levine, vận động viên leo núi và là người sáng lập công ty tư vấn lãnh đạo doanh nghiệp Daredevil Strategies, thuộc San Francisco nói: "Đáng tiếc là hầu hết trong chúng ta lại không giỏi trong việc đánh giá tính chất của sự mạo hiểm. Mọi người thường chỉ đánhg giá được nó sau khi 'sự đã rồi'.

Levine cũng là đội trưởng đội leo núi nữ của Mỹ lần đầu tiên chinh phục đỉnh Everest năm 2002. Cô nói thêm: "Trong môn leo núi, nếu đội của bạn leo tới đỉnh rồi trở lại mặt đất an toàn thì được coi là một sự mạo hiểm thành công. Còn nếu họ bỏ mạng hoặc một ai đó bị chấn thương nặng thì mọi người sẽ nói rằng đó là một sự mạo hiểm ngu ngốc. Thực tế, sự mạo hiểm bao gồm cả hai trường hợp kể trên, và nó là ý kiến được hình thành từ nhiều bài học thực tế".

"Nếu bạn muốn phá vỡ nguyên tắc, bạn phải làm sao để được mọi người nhìn nhận thấy, và đừng quên là người ta nhìn thấy bạn cũng có nghĩa là bạn dễ bị nguy hiểm hơn", đó là ý kiến của Shelia Wellington, giáo sư chuyên ngành quản trị và doanh nghiệp thuộc đại học New York và trường doanh nhân Stern School, đồng thời là tác giả cuốn Be Your Own Mentor.

Dù bạn có tin phụ nữ có mạo hiểm hay không thì có một điều chắc chắn là: sự mạo hiểm khôn ngoan là yếu tố cần thiết đối với bất kì lãnh đạo nào muốn giúp doanh nghiệp của mình đạt được thứ hạng cao.

Thậm chí còn ngạc nhiên hơn, cuộc khảo sát tiết lộ rằng những người phụ nữ này suy nghĩ về nguy hiểm theo một cách rất tính toán và cá nhân. "Chúng tôi thấy rằng họ nghĩ về quyết định của họ có tác động tới  phần còn lại của tổ chức hoặc gia đình họ rất nhiều. Nhưng họ lại nói về sự mạo hiểm với thái độ trung lập. Có người lại nói 'tôi thấy sự mạo hiểm là yếu tố cần thiết để gặt hái thành công'.

Maxfield và các sinh viên của bà đã nghiên cứu 650 nhà quản lý là phụ nữ đã tham gia hội thảo lãnh đạo toàn quốc Simmons năm 2008. Bà và các cộng sự đã hỏi họ về cách đầu tư tiền và thời gian của họ khi giữ vị trí quan trọng trong công ty. Kết quả cho thấy 80% trong số họ nắm bắt cơ hội không thường xuyên cho lắm.

Giáo sư Sylvia Maxfield, chuyên gia ngành quản lý tại trường Simmons School, Boston không đồng ý với khái niệm phụ nữ không thích mạo hiểm.

Một thời gian ngắn sau khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều chuyên gia ở phố Wall ngẫm ra rằng tình trạng suy thoái ngày càng được đẩy lùi nếu số lượng nhân viên nữ giữ các trọng trách trong ngành tài chính ngày càng tăng. Theo lý lẽ của họ được Forbes tổng hợp lại thì giới phụ nữ thường thận trọng và bảo thủ hơn đàn ông trong những quyết định và họ không có hứng thú với những gì mạo hiểm.


Có 3 yếu tố để thành công với sự mạo hiểm:

Tự tin, giữ vững quyết tâm trước khó khăn

Làm thế nào bạn có thể phân biệt được đâu là sự mạo hiểm khôn ngoan trong hệ thống kinh tế? Levine nói điều đầu tiên là phải chấp nhận rằng kinh nghiệm chẳng là gì ở đây cả, sự thông minh trong cách xử lý mới là điều quan trọng bởi bất ngờ luôn luôn có thể xảy ra.

"Người leo núi hiểu rằng ngọn núi luôn to lớn và vượt quá sức của mình, bạn cần có chiến lược và phải luôn ý thức được rằng bạn không có được quyền kiểm soát hoàn toàn tình hình", Levine nhấn mạnh.

Nhà huấn luyện quản lý M.J.Ryan đến từ vịnh San Francisco, là tác giả cuốn AdaptAbility: How to Survive Change You Didn't Ask For đồng ý với ý kiến cho rằng sự tự tin và thái độ tích cực là yếu tố cần thiết cho sự thành công. Tuy nhiên, bà cũng nói thêm: "Sức mạnh của sự quyết tâm là vô cùng lớn lao, nhưng có một thực tế là cuộc sống rất phức tạp, có nhiều thế lực lớn hơn cả sự quyết tâm của bạn".

Bỏ qua quá khứ

Levine kể nhiều người mà cô từng huấn luyện đã tranh cãi rằng họ không thể mạo hiểm rời bỏ những vị trí hiện tại hoặc những công việc đang làm bởi họ đã đầu tư vào đó nhiều thứ cả về thời gian và sự nỗ lực. Cô đã chỉ dẫn họ về sự thành công phi lô gic, nói với họ những gì họ đầu tư tiền của, công sức trong quá khứ mà không đem lại hiệu quả thì đừng nên cố gắng nữa và nên thay đổi.

"Kể cả khi gần tới đỉnh núi sau khi đã đổ bao nhiêu mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt mà bất chợt có một cơn bão ập đến... một ai đó trong đội bị chóng mặt ở độ cao hay có vấn đề về sức khỏe thì bạn vẫn phải quay về".

Việc này cũng giống với các doanh nghiệp, không có thứ gì là tốt đẹp mãi mãi và bạn phải thay đổi, chấp nhận sự thay đổi.

Đương đầu với sợ hãi

Levine nói sự sợ hãi thất bại là một nhân tố chính cản trở mọi người dám mạo hiểm và đây là một điều đáng tiếc. "Tôi nghĩ dù vấp ngã ở đâu thì nó cũng là một điều tốt, khi bạn không đạt được thành công thì đó là lúc bạn nhìn ra những điểm yếu của bản thân. Nhìn nhận và học tập được từ những kinh nghiệm như thế mới giúp bạn có những thành công lớn hơn".

Ryan tán đồng với thuyết 'có gan làm giàu' nhưng cũng cho biết bà đã làm việc với nhiều khách hàng là những người chịu đựng nhiều hơn cả sự xấu hổ khi một vấn đề hay dự án xấu đi. Bà đã gọi điện cho một doanh nhân và nói với nhân viên kế toán của anh ta rằng anh ta sẽ mất cả nhà lẫn công ty nếu tiếp tục theo đuổi tham vọng của mình.

Cuối cùng, Levine chốt lại: "đôi khi sự tự thỏa mãn lại chính là một hiểm nguy".
Nguồn: diendanquantri



Các tin khác