Gắn văn hoá Doanh nghiệp vào đời sống người lao động
"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.

Văn hoá tồn tại ngoài sự nhận biết của chúng ta. Có con người, có gia đình, có xã hội là có văn hoá. Văn hoá rất quan trọng, nó tồn tại độc lập với chúng ta. Văn hoá không có nghĩa là cái đẹp. Dù ta có nhận thức hay không nhận thức thì nó vẫn trường tồn. Nếu ta biết nhận thức nó, xây dựng nó thì nó lành mạnh, phát triển. Có thể có văn hoá đồi trụy đi xuống, văn hoá phát triển đi lên, văn hoá mạnh hay văn hóa yếu, chứ không thể không có văn hoá. Người ta đồng nghĩa giữa văn hoá doanh nhân, văn hoá kinh doanh và nhiều người nghĩ văn hoá giao tiếp là văn hóa doanh nghiệp. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy.

Không phải chỉ đơn thuần vui vẻ với nhau, hoà thuận với nhau đã là văn hóa. Trong một doanh nghiệp, quy trình ra quyết định trên tinh thần dân chủ bàn bạc tập trung; truyền thông giao tiếp trong nội bộ là mệnh lệnh một chiều hay trao đổi trên tinh thần có đi có lại; giao tiếp ở sau lưng nói về nhau như thế nào, có nói tốt về nhau, có gạn đục khơi trong không, nó cũng thể hiện văn hoá.

Tuy nhiên, cái quan trọng hơn là thái độ lao động, lao động sáng tạo, nhiệt tình cũng là thể hiện văn hoá doanh nghiệp. Lao động hùng hục chưa chắc đã là có văn hoá. Tất nhiên văn hoá giao tiếp là bộ phận cấu thành của văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy nhất đó là thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim... hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoặc ngôn ngữ: chuyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu... hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên hoan... hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình...

Cấp thứ hai là các giá trị được thể hiện. Giá trị xác định những gì mình nghĩ là phải làm. Nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá trị này gồm hai loại. Loại thứ nhất là các giá trị tồn tại khách quan và hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mà lãnh đạo mong muốn và phải xây dựng từng bước.

Cấp thứ ba là các ngầm định. à?ó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên.

Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có văn hoá mới trường tồn được. Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn được phải có nền văn hoá rất mạnh. Văn hoá doanh nghiệp không nằm ngoài phạm trù đó. Phải coi văn hoá như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp mình. Vì vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cấp bách, cấp thiết và là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Tại sao nhiều công ty cứ đổ vỡ, có nhiều triệu USD vẫn phá sản? Phải chăng, đó là vì không chú trọng tới xây dựng văn hoá mà chỉ dám "đánh quả", "chộp giật"... bất cần biết văn hoá doanh nghiệp ở chỗ nào!

Nói một cách hình tượng thì: "Văn hoá là cái thiếu khi ta đã có tất cả và cái còn lại khi ta đã mất hết". Nếu doanh nghiệp có văn hoá thì trong qua trình kinh doanh có thể lên, xuống vẫn vực lại được. Nhưng không có văn hoá, chỉ có chết. Nhiều người khi đánh giá về doanh nghiệp vẫn chú trọng đến thị trường, tổ chức, nhân sự, cơ cấu. à?iều đó không hoàn toàn đúng. Người nhận thức sâu sắc về giá trị của doanh nghiệp phải là ở chỗ đánh giá về cái gọi là: tầm nhìn, xứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Nền phông chung của văn hóa dân tộc, trong đó có văn hoá doanh nghiệp là trăm hoa đua nở. à?iều đó không có nghĩa là một hệ thống văn hoá giống hệt nhau. Mà các doanh nghiệp phải tạo cho mình nét văn hoá riêng. Vì giống nhau quá cũng khó phát triển nếu không muốn nói là rất nguy hiểm. Bởi lẽ sự giống nhau về văn hoá trong mỗi doanh nghiệp như thế mới chỉ đảm bảo tính ổn định chứ khó phát triển được.

Coi văn hoá doanh nghiệp như là tôn chỉ mục đích của công ty là rất cần thiết, bởi nó đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó như thể ta tâm niệm sống để làm gì, tại sao ta lại sống...?

Khi mỗi công ty xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn đến công ty. Người cha, người mẹ gửi gắm con mình vào công ty nào xây dựng được môi trường văn hoá tốt thì họ cũng yên tâm hơn. Vì vậy, xây dựng cho được một môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của công ty cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà các doanh nghiệp rất nên quan tâm.

Cần làm sao để người lao động một ngày xa doanh nghiệp đã thấy nhớ, đã thấy thiếu đi cái gì đó trong cuốc sống của họ. Cái mà họ thiếu đó không phải đơn thuần là đồng tiền mà là giá trị tinh thần và chỉ đến công ty mới có được. à?iều đó cũng có nghĩa là để người lao động luôn tự hào về công ty, không có cách nào khác là xây dựng một nền văn hoá trong mỗi doanh nghiệp".

                                                                                      TS. Phan Quốc Việt

mrviet (Theo http//:mecvietnam.vn)


Các tin khác