Các CEO sợ gì ?
Những người điều hành kinh doanh giáp mặt hàng ngày với rủi ro - đó là một phần công việc của họ. Đó cũng là lý do vì sao các công ty mua bảo hiểm, vạch ra kế hoạch để đối phó với những điều bất ngờ và kiểm tra mức độ an toàn của các sản phẩm và thiết bị của mình. Song không phải rủi ro nào cũng có mức độ như nhau. Sự kiện ngày 11 tháng Chín đã chứng minh chân lý đó.

Vậy ngày nay các nhà lãnh đạo công ty sợ gì nhất? Và họ chuẩn bị như thế nào để đối đầu với những nỗi sợ đó? Câu trả lời được đưa ra trong cuộc điều tra gần 1400 CEO trên toàn thế giới do Pricewaterhouse Cooper tiến hành - và một số câu trả lời khiến chúng ta th ực sự bất ngờ. Nỗi lo lớn nhất của CEO là tính cạnh tranh ngày càng tăng. Khoảng 63% nói rằng họ coi cạnh tranh thực sự là một mối đe doạ. Điều lo lắng thứ hai là có quá nhiều các quy định của pháp luật (59%). Tiếp đó là nỗi sợ sự dao động của tiền tệ (48%). Khủng bố toàn cầu chỉ được xếp ở hàng thứ năm (40%) trong số các mối đe doạ chính với sự phát triển kinh doanh, sau nỗi lo mất các tài năng trụ cột (45%). Theo nghiên cứu này, “không có môn khoa học nào so sánh các nguy cơ với nhau, nhưng rõ ràng là với các CEO, nguy cơ kinh doanh bị gián đoạn do khủng bố phần nào ít đáng lo ngại hơn so với các vấn đề khó khăn và thường mang yếu tố chính trị xung quanh vấn đề tiền tệ”. PricewaterhouseCoopers đã tung ra cuộc điều tra nhanh về CEO khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới bắt đầu cuộc họp thường niên tại khu nghỉ trượt tuyết ở Thuỵ Sĩ. Nghiên cứu này đã được trao tay các phóng viên ngày hôm qua khi hơn 2000 thành viên trong năm nay tụ họp, nhấm nháp bánh và nhấp rượu sâm-panh trong bữa tiệc cocktail khai mạc truyền thống. Các phát hiện của báo cáo này sẽ định hướng cho vấn đề “Quản lý các Rủi ro Mới” - chủ đề được coi là một trong bảy chủ đề tranh luận chính trong cuộc họp kéo dài năm ngày t ừ 21/1 đ ến 16/1. Vào ng ày thứ năm, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ông Don Evans, sẽ cùng với chính phủ Thuỵ Sĩ và các nhà lãnh đạo kinh doanh chia sẻ quan điểm về chủ đề nào, bao gồm việc làm thế nào để kết hợp rủi ro với tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế mở và làm thế nào để nhận ra rằng rủi ro đã thay đổi trong những năm gần đây. Cuộc điều tra của PricewaterhouseCoopers thu được dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn với 454 CEO đến từ châu Âu, 313 đến từ châu Mỹ (trong đó 182 đến từ Hoa Kỳ), 258 từ Nam Mỹ, 319 từ vùng châu Á - Thái Bình Dương và 50 đến từ châu Phi. Tác giả của báo cáo này điều tra cái mà họ miêu tả là cách thức mới để quản lý rủi ro của doanh nghiệp - một quy trình lớn nhằm tối thiểu hoá không chỉ các mất mát xảy ra do tai nạn hay các yếu tố ngoại sinh truyền thống, mà còn tối thiểu hoá cả các vấn đề kiểu Enron, nảy sinh do cơ chế quản lý không phù hợp. Theo điều tra này, chiến lược này sẽ được hầu hết các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới áp dụng trong những năm tới đây. Chủ tịch, đồng thời là giám đốc điều hành của Alcan, một công ty lớn sản xuất bao bì và nhôm, ông Travis Engen nói: “Không phải mọi rủi ro đều mang tính vật chất hay tài chính. Đôi khi những rủi ro lớn nhất lại xảy ra đối với các giá trị đạo đức của công ty. Trong một số trường hợp, thậm chí chúng tôi có những ý tưởng kinh doanh mà hoá ra chẳng phù hợp chút nào với các giá trị đạo đức của công ty”. Các quy trình nhằm tối thiểu hoá các mất mát này càng nhiều thì các CEO càng hài lòng với kết quả đạt được. Gần ba phần tư CEO của các công ty áp dụng việc quản lý rủi ro doanh nghiệp thuật lại rằng phương pháp này giúp họ tăng doanh thu (ngược với 39% các CEO không xây dựng chiến lược rõ ràng). Gần 40% CEO nói rằng họ đã có chính sách quản lý rủi ro doanh nghiệp “cực kỳ hiệu quả”, trong khi 46% cho rằng việc tiến hành thực hiện phương pháp kế hoạch này sẽ tốn mất từ một đến ba năm. Chủ tịch, đồng thời là giám đốc điều hành công ty nhà nước Điện nước Pháp (EDF), ông Francois Rousseley, nói : “Quản lý rủi ro rõ ràng là trọng tâm chính của tập đoàn EDF. Các hợp đồng dịch vụ công cộng của chúng tôi, bao gồm việc bảo đảm khả năng sử dụng, giá cả cạnh tranh, buộc chúng tôi phải ưu tiên cho tính liên tục của dịch vụ. Do bản chất công việc, nên chúng tôi sử dụng phương pháp quản lý rủi ro trong dài hạn”. Có sự khác biệt về địa lý trong thứ tự ưu tiên các quy trình xử lý rủi ro. Kết quả điều tra cho thấy các CEO ở Hoa Kỳ ít tham gia vào các quy trình cơ bản quản lý rủi ro doanh nghiệp hơn so với các CEO thuộc phần còn lại của thế giới. 80% các CEO châu Âu như Rousseley có các biện pháp chính thức được toàn công ty áp dụng để xác định rủi ro, trong khi chỉ 42% số CEO châu Mỹ có biện pháp tương tự. Nhưng như PricewaterhouseCoopers chỉ ra, sự khác biệt này có thể là do trọng tâm chú ý vào công tác quản lý và báo cáo doanh nghiệp cũng như các quy định mới ở Hoa Kỳ. Trong các ngành, bộ phận dịch vụ tài chính được quản lý chặt chẽ có các quy trình cơ bản được xây dựng tốt nhất để quản lý rủi ro doanh nghiệp. Tương tự như vậy, các CEO trong ngành dịch vụ tài chính tự tin rằng mình có tất cả những thông tin cần thiết để quản lý rủi ro doanh nghiệp hơn các ngành khác. Và 35% thuật lại rằng đã dùng các tiêu chuẩn và thuật ngữ chung khi xử lý các rủi ro có thể xảy ra. CEO của PricewaterhouseCoopers, ông Samuel A. DiPiazza, tuyên bố khi thông báo kết quả của cuộc điều tra này: “Quản lý rủi ro doanh nghiệp là một liều thuốc tốt. Đó là một kế hoạch để các CEO và các đội quản lý xử lý rủi ro và xử lý các cơ hội đi kèm rủi ro để làm tăng doanh thu”. Trên thực tế, nhiều CEO tin rằng họ có thể điều hành tốt hơn công ty của mình trong vài tháng tơi vì họ đã trở thành những người đón nhận rủi ro năng động hơn. Họ cũng cảm thấy lạc quan hơn so với cách đây một năm. Khoảng 84% (tức khoảng 72% trong năm 2002) nói rằng họ tin vào triển vọng tăng trưởng doanh thu của công ty trong 12 tháng tới. Cuộc điều tra kết luận: “Các CEO không phải là những người dễ hoang mang sợ hãi. Họ chỉ thường không coi th ường các nguy cơ dù là nội sinh hay ngoại sinh mà thôi. Đặc biệt là khi nguy cơ đó đến từ các đối thủ cạnh tranh của họ”.

Huyền Trang (Theo Bwportal/ Forbes)


Các tin khác