Doanh nghiệp có dám thay đổi?

Hơn 80% các doanh nhân có mặt trong buổi hội nghị “Thay đổi hay là chết” đã cho rằng tình hình kinh doanh trong năm 2011 của doanh nghiệp họ khó khăn hơn nhiều so với những năm trước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ chấp nhận một điều rằng: “Để tồn tại thì phải thay đổi”.

 

 

“Thay đổi hay là chết” 
 
Khách mời từ trài qua phải: Ông Jacques Ferriere -nguyên tổng giám đốc Unilever Việt Nam, cố vấn cao cấp UNCTAD và ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Tổng giám đốc công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quí Phú Nhuận, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Cổ phần Nhiên Liệu Sài Gòn

Là chủ đề chính của buổi hội nghị bàn tròn vừa diễn ra tại TP.HCM do Anphabe đồng tổ chức với Nokia với dòng sản phẩm di động doanh nhân Nokia E7. Cùng sự góp mặt của diễn giả nổi tiếng Mr Jacques Ferriere - nguyên tổng giám đốc Unilever Việt Nam, cố vấn cao cấp UNCTAD và ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Tổng giám đốc công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quí Phú Nhuận, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Cổ phần Nhiên Liệu Sài Gòn, chương trình đã thu hút sự quan tâm của hơn 100 khách mời là CEO của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM.  

Hơn 80% các doanh nhân đã cho rằng tình hình kinh doanh trong năm 2011 của doanh nghiệp họ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với những năm trước. Những nguyên nhân có thể kể đến như: Chi phí sản xuất gia tăng do trượt giá, nhu cầu thị trường sụt giảm, thắt chặt tín dụng, tỉ giá hối đoái không ổn định và chính phủ không còn các gói hỗ trợ thuế, tín dụng…đều là tình trạng chung mà hầu hết các doanh nghiệp thừa nhận rằng họ đang phải đối mặt và giải quyết như một bài toán khó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ chấp nhận một điều rằng:“Để tồn tại thì phải thay đổi”. 

“Để tồn tại thì phải thay đổi”
 
Đông đảo các doanh nghiệp đã tới tham gia để trao đổi kinh nghiệm

Ông Jacques Ferriere cho rằng doanh nghiệp cần phải nắm bắt sự thay đổi của thị trường và bản thân doanh nghiệp, nếu muốn tồn tại thì phải thay đổi bên trong nội bộ nhanh hơn mức độ thay đổi ngoài thị trường. Ông Jacques cũng đưa ra một số dấu hiệu báo động cho biết rằng đây không phải là lúc doanh nghiệp suy nghĩ đến sự thay đổi mà là bắt tay vào tiến hành thay đổi cho doanh nghiệp của mình. Những dấu hiệu thường gặp có thể kể đến như sụt giảm năng suất, lợi nhuận, chiến thắng đồng nghĩa với việc hoàn thành một qui trình, đội ngũ nhân viên không có sự gắn kết, giảm năng lực cạnh tranh về chi phí, quá nhiều sự phức tạp, không sâu sát thị trường, khó tuyển dụng nhân tài và các vấn đề đạo đức nảy sinh… 

Thách thức bao giờ cũng đi đôi với cơ hội, và người chiến thắng sẽ là người thích nghi với sự thay đổi. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng những công thức thay đổi bao gồm: tập trung trở lại ngành kinh doanh cốt lõi, kiểm soát dòng tiền chặt chẽ, cắt giảm chi phí tối đa, thúc đẩy năng suất lao động và sàng lọc lại đội ngũ lao động. Tuy nhiên sự thay đổi cần phải thực hiện theo qui trình và phải được cân nhắc kĩ lưỡng với thực trạng của doanh nghiệp. Trong một số tình huống, sự thay đổi còn phải được sự trợ giúp của các nguồn lực bên ngoài.  

Chạm đúng chỗ để “đánh” 

Trước quá nhiều thách thức như hiện nay thì bài toán thay đổi tuy có nhiều phương án nhưng lại chứa đựng quá nhiều ẩn số mang đến rủi ro đã khiến cho không ít các doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và e ngại. Hội nghị bàn tròn “Thay đổi hay là chết” diễn ra khá sôi nổi với rất nhiều ý kiến tán đồng của các CEO, bởi những thực trạng của doanh nghiệp hầu như đều được đưa ra để mổ xẻ và mỗi cá nhân các nhà lãnh đạo sẽ phải tìm cho mình một phương hướng giải quyết phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp mình. Những chia sẻ của các diễn giả sẽ là những bài học vô cùng bổ ích để các doanh nghiệp có thể khéo léo áp dụng cho doanh nghiệp mình.  

Được biết, đây là một chủ đề trong chương trình sinh hoạt định kì mỗi tháng của Anphabe - mạng kết nối cộng đồng các doanh nhân dành cho các chuyên gia và lãnh đạo chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chủ đề “Thay đổi hay là chết” tháng 5 nhận được sự hỗ trợ của Nokia với nhãn hàng điện thoai Nokia E7 dành cho các doanh nhân. Góp mặt trong chương trình với vai trò là đơn vị tài trợ, Nokia E7 mong muốn rằng mang đến cho các doanh nhân những hỗ trợ kịp thời trong kinh doanh, bởi bản thân chiếc điện thoại Nokia E7 từ lâu đã được xem như một trợ thủ của các CEO.
 
                                                                                                                                       Theo dddn.com.vn

Các tin khác