Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Do đặc thù của KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định quản lý kịp thời, nên việc phân loại chi phí trong KTQT khác với KTTC. Trong KTTC, chi phí thường được phân loại theo đối tượng chịu chi phí hoặc theo chức năng của chi phí.
Trong KTQT thường phân loại chi phí theo mục đích sử dụng thông tin của nhà quản trị, tức là tách riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng.

Cách phân loại chi phí chủ yếu sử dụng trong KTQT là phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động (số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động...). Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp, khái quát qua bảng 1.2.

Chi phí biến đổi (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại CPBĐ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp... nhưng có CPBĐ chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị...

Chi phí cố định (định phí) là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động (ví dụ như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ không thay đổi trong phạm vi khối lượng sản xuất từ 0 đến 2.000 tấn) nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất.

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của CPCĐ và CPBĐ (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận chuyển thực tế...).

Việc phân loại chi phí thành CPBĐ, CPCĐ và CPHH tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể. KTTC không phân chia chi phí theo tiêu thức này nhưng nó lại rất cần thiết cho KTQT, giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp hơn giá đang bán...

Bảng: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí



Khoản mục chi phí

Tài khoản

Biến phí

Định phí

Chi phí hỗn hợp

Ghi chú

1. Giá vốn hàng bán

632

x

-

-

 

2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

621

x

-

-

 

3. Chi phí nhân công trực tiếp

622

x

-

-

 

4. Chi phí sản xuất chung

627

-

-

x

 

- Chi phí nhân viên phân xưởng

6271

-

x

-

 

- Chi phí vật liệu

6272

-

-

x

(1)

- Chi phí dụng cụ sản xuất

6273

-

-

x

(2)

- Chi phí khấu hao TSCĐ

6274

-

x

-

 

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

6277

-

-

x

 

- Chi phí bằng tiền khác

6278

-

x

-

(3)

5. Chi phí bán hàng

641

-

-

x

 

- Chi phí nhân viên bán hàng

6411

-

x

-

 

- Chi phí vật liệu bao bì

6412

-

-

x

(4)

- Chi phí dụng cụ đồ dùng

6413

-

x

-

 

- Chi phí khấu hao TSCĐ

6414

-

x

-

 

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

6417

-

-

x

(3)

- Chi phí bằng tiền khác

6418

-

x

-

 

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp

642

-

-

x

 

- Chi phí nhân viên quản lý

6421

-

x

-

 

- Chi phí vật liệu quản lý

6422

-

x

-

 

- Chi phí đồ dùng văn phòng

6423

-

x

-

 

- Chi phí khấu hao TSCĐ

6424

-

x

-

 

 - Thuế, phí và lệ phí

6425

-

-

x

(5)

- Chi phí dự phòng

6426

-

x

-

 

- Chi phí bằng tiền khác

6428

-

x

-

 

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

6427

-

-

x

(3)

(1)   Chi phí vật liệu.

- Phần nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất vì chúng có giá trị nhỏ không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm… Các chi phí này được coi là biến phí.

- Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí.

(2)   Chi phí dụng cụ sản xuất: Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất tạo ra sản phẩm.

Là biến phí: Nếu một khuôn mẫu đúc sử dụng có định lượng số sản phẩm sản xuất, vượt quá số sản phẩm này phải thay khuôn.

Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng một mẫu, khuôn để thay mà không quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất của một khuôn mẫu.

(3)   Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tuỳ theo phương thức trong hợp đồng thuê, có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp.

(4)     Chi phí vật liệu bao bì của chi phí bán hàng: Là chi phí hỗn hợp.

Là biến phí: thay đổi theo lượng hàng hoá tiêu thụ như: vật liệu dùng cho bảo đảm, hoặc dùng cho sửa chữa TSCĐ ở khâu bán hàng…

(5)   Thuế và lệ phí của chi phí quản lý: Gồm nhiều loại thuế và lệ phí khác nhau.

Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh.

Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất.

Quang Khải



Admin (Theo cic32)


Các tin khác