Nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định thành công
heo Tạp chí Bộ Xây dựng Tháng 1 năm 2009 - Một trong những trăn trở của Tổng giám đốc Công ty APAVE Việt Nam và Đông Nam Á Nguyễn Công Phú là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, trong đó có ngành cơ khí.
Ông cho rằng, đây là chìa khóa quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Vừa qua, bên lề Hội nghị Hiệp hội Cơ khí lần thứ II, phóng viên tạp chí Xây dựng đã phỏng vấn ông Nguyễn Công Phú về vấn đề này.

- Trước tiên, xin ông cho biết ý kiến của mình về hiện trạng của ngành cơ khí Việt Nam?

 

Tổng giám đốc Nguyễn Công Phú :

Có nhiều tiêu chí để đánh giá một nước công nghiệp phát triển, song có hai tiêu chí bắt buộc phải có đó là: Thứ nhất, đất nước phải có một nền công nghiệp nặng phát triển được xây dựng trên nền tảng của các lĩnh vực công nghiệp luyện kim, luyện cán thép, cơ khí chế tạo máy, các dây chuyền đóng tàu, công nghiệp ôtô… Thứ hai, sản phẩm cơ khí quốc nội phải đạt trên 50% và phải hình thành các tập đoàn công nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp trên. Với chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta một cách khách quan phải công nhận là 10 năm qua các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã có mặt tại các công trường, công trình công nghiệp tầm cỡ quốc gia, địa phương…và có lúc đã là nhà thầu chủ lực EPC (Engineering, Procurement, Construction). Các doanh nghiệp này đã có cơ hội đa dạng hóa tri thức ngành nghề để tham gia xây dựng các nhà máy, công trình năng lượng (dầu khí, điện…), sản xuất vật liệu (sắt, thép, xi măng, giấy, plastic…), sabr phẩm nông nghiệp (đương, đạm, phân bón…), chế tạo tàu biển…

 

Tuy nhiên, những thành tựu nói trên không làm chúng ta quên đi sự hạn chế, hay ở chừng mực nào đó là sự yếu kém về nguồn nhân lực trong tất cả các khâu từ thiết kế kỹ thuật và công nghệ “Engineering”; mua sắm thiết bị “Procurement” đến chế tạo, lắp ráp, xây dựng “Fabrication/Construction”. Một minh chứng là các Tổng công ty còn cần cơ chế chỉ định thầu để có hợp đồng EPC.

 

- Vậy muốn có nguồn nhân lực cơ khí đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa phải làm thế nào thưa ông?

 

Tổng giám đốc Nguyễn Công Phú:

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cơ khí đạt trình độ quốc tế để đáp ứng nhu cầu xây dựng cho các công trình công nghiệp ở Việt Nam, cần sớm được thể chế hóa bằng các giải pháp và chính sách của Nhà nước. Việc giao cho các doanh nghiệp trong nước làm tổng thầu EPC có thể coi là giải pháp hiệu quả, tạo động lực để thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo máy, chế tạo các dây chuyền thiết bị điện đồng bộ cho các nhà máy thuộc các lĩnh vực nhiệt điện, thủy điện, xi măng, dầu khí…Theo tôi, những gì có thể làm thì phải làm ngay để biến tư duy thành hành động và cần đặt ra các mục tiêu khác nhau. Cụ thể, ngắn hạn tới năm 2010 cần tập trung đào tạo nhân lực cho mọi cấp điều hành dự án công nghiệp lớn, cán bộ kỹ thuật trung cấp và công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp; Trung hạn tới năm 2015 nhiều doanh nghiệp có năng lực và tính chuyên nghiệp tầm quốc tế để đấu thầu và thắng thầu EPC tại Việt Nam cũng như tại khu vực; và phấn đấu đến năm 2020 các doanh nghiệp ngành cơ khí là một bộ phận hữu cơ sống động của nước Việt Nam đã công nghiệp hóa hiện đại hóa.

 

Để bước đầu cụ thể hóa một số hành động trong năm 2009 – 2010 cho mục tiêu trên, chúng ta nên trở lại hình thức EPC với những ý nghĩa cụ thể đích thực của nó.

 

Chúng ta nên thẳng thắn xác định là hiện nay nguồn nhân lực và cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp cơ khí mạnh của Việt Nam chỉ đủ để tham gia khâu “C” (Chế tạo/Lắp đặt/Xây dựng), có nghĩa là khâu ra sản phẩm. Hai khâu “E” - thiết kế kỹ thuật và công nghệ và “P” - mua sắm thiết bị đang bỏ ngỏ cho các đồng nghiệp quốc tế. Và khâu “E” và “P” là hai khâu cáo giá trị gia tăng cao vì hàm lượng trí tuệ rất cao. Thật ra trong cuộc đấu “EPC”, ai nắm được “E” sẽ là thủ lĩnh! Và nếu có được khâu “E” và “C” trong tay thì khâu “P” sẽ tự đến! Và như thế thiết lập những dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế sau đó điều hành, quản lý những dự án đó (Project Management) không còn quá phụ thuộc vào đồng nghiệp nước ngoài như hiện nay. Phải có một nguồn nhân lực quốc tế, để các Tổng Công ty công nghiệp hay cơ khí trở thành đối tác “ngang ngửa” với bạn hàng quốc tế.

 

- Đó là những mục tiêu mang tính định hướng, vậy cụ thể chúng ta phải cần làm những gì?

 

Tổng giám đốc Nguyễn Công Phú:

Thứ nhất, cần đào tạo những kỹ sư trẻ về lĩnh vực “E” thống qua việc mua các license – bản quyền về công nghệ kỹ thuật nghiệt điện, lọc dầu, hóa dầu, đạm ...vì các nhà máy này đã được chuẩn hóa qua những “license”. Một mục tiêu thật sự là thành hình các công ty “Engineering” như các mô hình TECHNIP, MITSUBISHI, HUYNDAI ... nhờ các nguồn nhân lực được đầu tư như thế. Có nắm được “Engineering”, chúng ta mới xác định được ưu tiên, lộ trình chế tạo, sản xuất các trang thiết bị cơ, cơ điện một cách công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Thứ hai, ngành chế tạo coă khí là chế tạo và ghép nối những cấu kiện thép để thành những thiết bị hay “tổ hợp thiết bị” phục vụ cho một công nghệ nhất định. Sự ghép nối đó thường được thực hiện qua công nghệ hàn. Chính bộ tiêu chuẩn quốc tế nổi tiếng nhất được áp dụng toàn cầu là bộ ASME dành đến hai phần ba để luận chứng phải chế tạo các thiết bị cơ khí như thế nào về quan điểm hàn và chọn vật liệu để các mối hàn là điểm “xung yếu” đủ độ an toàn chất lượng qua thời gian.

 

Mọi quốc gia có nền công nghiệp cơ khí tiên tiến đề hình thành các viện đào tạo và nghiên cứu công nghệ hàn để tào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho cán bộ (đại học và trên đại học), đặc biệt là mộ lượng rất lớn cán bộ trung cấp kỹ thuật và công nhân hàn, các tác nhân phải đạt chuẩn mực quốc gia và quốc tế.

 

Theo nhận xét của tôi, ngành cơ khí Việt Nm đang thiếu nguồn nhân lực về công nghệ hàn và thao tác đúng chuẩn mực quốc tế để đáp ứng dự án công nghiệp trọng điểm.

 

Vì vậy, việc tấp trung đào tạo nguồn nhân lực này thông qua hay song song với việc thành lập Viện Cồn nghệ Hàn quốc tế là có thể làm ngay và cần làm ngay. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các Viện hàn từ các quốc gia được nối kết với một tổ chức quốc tế được gọi là Viện Hàn quốc tế và các thủ tục đánh giá để cấp chứng chỉ quốc tế cho các tác nhân trong lĩnh vực hàn đều chịu sự chi phối của những Viện Hàn này (chi phí đào tạo và đánh giá cấp chứng chỉ quốc tế cho một thợ hàn “Quốc tế” tại Vệt Nam thông qua Đăng kiểm Quốc tế từ 1.500 USD đến 2.000 USD/người).

 

Nguồn nhân lực này chẳng những cần thiết cho sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (số lượng có thể xác định cả trăm ngàn người) mà nếu tham gia được cho những dự án Công nghiệp tại nước ngoài, thì nguồn nhân lực này đem về một lượng mỹ kim đáng kể (từ 2.000 USD đến 5.000 USD/tháng/1 htowj hàn “Quốc tế”).

 

Dù ở trên sân nhà hay ở đấu trường quốc tế, nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp, chất lượng, sáng tạo tầm quốc tế là một trong những yếu tố cốt lõi của sự thành, bại của các doanh nghiệp cơ khí nói riêng và doanh nghiệp mọi ngành nói chung cho sự đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế. Và nhất là trước mắt, biến thách thức của khủng hoảng tài chính kinh tế hiện nay thành cơ hội!

Xin chân thành cảm ơn ông. Chúc ông và APAVE làm được nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực



 


Các tin khác