Con số này thấp hơn nhiều so với lãi vay ngân hàng, thậm chí thấp hơn cả lãi huy động tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng. Phần lớn các tập đoàn đang có số nợ phải trả gấp ba đến năm lần vốn chủ sở hữu”. Đó là đánh giá của PGS-TS Đặng Văn Thanh, chuyên gia cao cấp của Quốc hội tại Hội thảo Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2020, tổ chức ngày 7-4.
Theo PGS Thanh, điều đáng lưu ý đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay chính là việc chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền DN, trong khi thông tin lại thiếu minh bạch. Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, PGS-TS Trần Quốc Toản, cũng cho rằng việc chuyển độc quyền từ Nhà nước qua độc quyền DN là rất nguy hiểm. “Độc quyền trong DNNN gồm độc quyền nguồn lực và độc quyền thị trường. Hai thành tố này quan hệ chặt chẽ nhau tạo nên sự ổn định cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Chính vì vậy trường hợp của Vinashin khác các tập đoàn khác là được độc quyền nguồn lực nhưng lại không được độc quyền thị trường mà phải phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Vì vậy khi khủng hoảng xảy ra thì dễ dẫn đến sụp đổ” - ông Toản lý giải.
Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Lưu Bích Hồ cho rằng muốn hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiệu quả phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy về DNNN. “Hiện nay vẫn chưa thoát khỏi tư duy xem DNNN là con đẻ còn DNTN là con nuôi. Các tập đoàn nhà nước vẫn còn được ưu tiên nhiều quá!” - ông Hồ nói.
Theo Pháp Luật TP HCM