Giáo sư Nhật Bản cảnh báo tiêu cực về tốc độ tăng lương của Việt Nam
   Gs Ohno có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn chính sách cho Việt Nam
                          Gs Ohno có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn chính sách cho Việt Nam

Giáo sư Kenichi Ohno, người cảnh báo VN mắc bẫy thu nhập trung bình cũng là người đưa ra cảnh báo cho rằng năng lực cạnh tranh của VN đang bị mài mòn đi vì tốc độ tăng lương gấp đôi tăng năng suất.

Theo nhận định của  vị chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, Việt Nam đang mất đi tính cạnh tranh vì để tốc độ tăng lương cao hơn nhiều lần tốc độc tăng trưởng năng suất sản xuất của xã hội.

Cụ thể trong quan điểm của Gs Ohno, nếu năng suất lao động tăng nhanh hơn so với tiền lương danh nghĩa, chi phí lao động đơn vị (năng suất tiền lương được điều chỉnh, hoặc tiền lương cần thiết để sản xuất một đơn vị sản lượng, tính toán như tiền lương danh nghĩa chia cho năng suất lao động) giảm, và do đó có thể cạnh tranh về chi phí.
 
Tình huống ngược lại, khi năng suất lao động tăng chậm hơn so với tiền lương danh nghĩa  thì  năng lực cạnh tranh bằng chi phí mất đi và đất nước sẽ thành nơi sản xuất tương đối tốn kém.
 
Theo số liệu của Quốc hội mà Gs Ohno trích dẫn, trong những năm gần đây, tăng lương tại Việt Nam đã lớn hơn nhiều so với mức tăng năng suất lao động, ứng với tình huống thứ hai: sản xuất đã trở nên đắt đỏ hơn.
 
Chi tiết hơn, tại Việt Nam, từ 2009 đến 2012, năng suất lao động cho tất cả các ngành tăng với tốc độ trung bình hàng năm 3,2 cho toàn bộ nền kinh tế và 5,1 cho khu sản xuất.
 
Trong khi đó, tiền lương danh nghĩa tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 25,9% cho toàn bộ nền kinh tế và 23,4% cho sản xuất. Điều này có nghĩa là khả năng cạnh tranh về chi phí mất đi với tỷ lệ hàng năm 22,7% cho toàn bộ nền kinh tế và 18,3% cho sản xuất.
 
“Năng lực cạnh tranh giảm nhanh do mức lương tăng nhanh so với năng suất là một triệu chứng điển hình của bẫy thu nhập trung bình. Điều này dẫn đến việc giảm công nghiệp hóa, các ngành đơn giản như lắp ráp chế biến rời khỏi đất nước, đồng thời không có các ngành công nghiệp cao xuất hiện do thiếu các kỹ năng và công nghệ cần thiết. Tăng trưởng chậm lại ở mức trung bình.” – giáo sư Ohno lưu ý.
 
Giáo sư khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam nên đặt trọng tâm vào năng suất như là điểm nhấn quan trọng của các nỗ lực chính sách, bởi nó liên quan trực tiếp đến bẫy thu nhập trung bình và giảm công nghiệp hóa.
 
Khi lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động, các ngành thâm dụng lao động sẽ dời sang các nước khác để tìm kiếm chi phí nhân lực với mức thấp hơn. Trong khi đó, nếu vẫn chưa trang bị cho nguồn nhân lực kỹ càng, kiến thức và năng lực tổ chức cao hơn, thì các ngành công nghiệp chuyên sâu sẽ không xuất hiện.
 
“Khi đó, quá trình công nghiệp hóa sẽ thực sự dừng lại. Vấn đề này được gọi là giảm công nghiệp hóa hay “rỗng hóa”, chính là tâm điểm của bẫy thu nhập trung bình.-  Ông Ohno quan ngại.
                                                                                                                                          Theo: Cafef.vn

Các tin khác