Theo đó, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 được Brand Finance định giá là 140 tỷ USD. Như vậy so với năm 2014 giá trị thương hiệu Việt Nam được định giá là 172 tỷ USD, thì năm 2015 giá trị thương hiệu Việt Nam đã giảm 19% chỉ trong 2 năm.
Tuy nhiên, trên bảng tổng soát giá trị thì vị trí Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã tăng lên một chút từ vị trí thứ 43 lên 49. Song nếu nhìn vào bảng xếp hạng so với các nước trong ASEAN, thì vị trí thương hiệu Việt Nam đang thua nhiều nước như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ cao hơn Campuchia.
Đáng chú ý là khoảng cách giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng thua xa nhiều nước đang dẫn đầu trong ASEAN. Cụ thể, Việt Nam thua Indonesia hơn 4 lần và thua Singapore, Malaysia khoảng 3 lần. Việc định giá thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 bị giảm tới 19% so với năm 2014 đã khiến cho thương hiệu quốc gia Việt Nam còn thua cả hãng sản xuất điện thoại danh tiếng của Mỹ Apple vốn được định giá là 170,3 tỷ USD.
Theo ông Samir, những chỉ số trên cho thấy sức mạnh thương hiệu quốc gia Việt Nam chưa cao. Trong đó, các yếu tố còn yếu là chất lượng sản phẩm, vòng đời sản phẩm, đáp ứng với sự thỏa mãn cho khách hàng, xuất nhập khẩu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…
So sánh cụ thể với Philippines là nước có giá trị thương hiệu quốc gia đứng đầu ASEAN, ông Samir cho rằng ngành du lịch Việt Nam – một chỉ số để đo đếm giá trị thương hiệu quốc gia – của Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng và “mạnh” hơn Philippines. Tuy nhiên, trong khi nước này nỗ lực rất mạnh mẽ để nâng cao giá trị và thương hiệu quốc gia, thì những nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam đóng góp cho việc nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, vẫn chưa thực sự được nhiều.
Trong năm 2015, đã có 63 doanh nghiệp Việt Nam được vinh danh là thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần đánh giá đầy đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp này đối với sự phạt triển thương hiệu Quốc gia Việt Nam.
Theo: Cafef.vn