Đó chính là lý do tại sao hầu hết học sinh giỏi,
con cái các gia đình có điều kiện kinh tế khá, đều không muốn học ở
trong nước, tìm đường đi du học ở nước ngoài, mặc dù chi phí tốn kém
hơn nhiều so với học ở trong nước.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để đạt chuẩn quốc tế thì
trước hết các cấp đại học và trên đại học phải dạy và học các kiến thức
quốc tế để đào tạo ra những người có khả năng làm việc cả ở trong nước
và nước ngoài, đồng thời phải dạy nhiều bằng những ngôn ngữ phổ biến
trên thế giới, đặc biệt là tiếng Anh.
Nếu như tiếng Anh không được coi là quốc ngữ thứ hai thì ít nhất nó cũng cần được xác định là ngoại ngữ số 1 của Việt Nam, hay như Ấn Độ xây dựng tiếng Anh trở thành ngôn ngữ công sở
(official language) nhờ đó ngày nay mọi công chức và chuyên gia Ấn Độ
đều có khả năng giao tiếp quốc tế tốt, mọi sinh viên Ấn Độ sau khi tốt
nghiệp đại học đều có thể tìm được việc làm cả ở trong và ngoài nước
một cách thuận lợi do có tiếng Anh thành thạo.
Vì độc lập, tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thì dạy tiếng Việt; vì hội nhập quốc tế, mở mang dân trí thì dạy tiếng Anh.
Không làm như vậy, Việt Nam sẽ không bao giờ hội nhập quốc tế sâu và
tiến kịp các nước phát triển, đừng nói tới "đi tắt đón đầu" trong xu
thế toàn cầu hoá, tiến nhanh, tiến mạnh lên kinh tế tri thức.
Câu chuyện tuyển người của hãng Intel
Một bất cập lớn trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay là ít coi trọng đào tạo kỹ năng, nghề nghiệp.
Chúng ta có một thói quen xấu là thích thành tích, còn gọi là "bệnh
thành tích", vì thế nhiều người thường tỏ ra rất hồ hởi, phấn khởi khi
nói về kết quả cao trong các kỳ thi quốc tế về toán, lý, hoá của một số
học sinh giỏi.
Đặc biệt là hiện tượng GS. Ngô Bảo Châu, một người trẻ Việt Nam dưới
40 tuổi, sau khi nhận hai giải Olympic toán quốc tế, đã vươn tới đạt
đỉnh cao nhận giải thưởng Fields, giải cao nhất thế giới về toán học
vào tháng 8/2010.
Đối với người Việt Nam, đây là một thành tích khoa học vĩ đại, rất
đáng tôn vinh. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là phần lớn số học sinh đoạt
giải cao sau đó ít phát huy được tài năng, hoặc nếu có trở thành tài
năng thì chỉ có thể phát huy được ở nước ngoài, như GS. Ngô Bảo Châu là
ở Pháp và Mỹ.
Lý do vì sau khi đạt thành tích thi cử, những người này không còn
được tiếp tục coi trọng trong đào tạo và sử dụng, nhiệm vụ của ngành
giáo dục đối với họ coi như đã xong: luyện thi để lấy thành tích thi cử
cao, không phải để có kỹ năng, nghề nghiệp giỏi.
Còn nơi sử dụng ở các cơ quan, công sở, công ty trong nước thì tiêu
chí tuyển dụng lại không đề cao, thậm chí không nhắc tới những người
này.
Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao thi lấy điểm thì phần
đông học sinh, sinh viên đạt khá, giỏi, nhưng thi để kiếm nghề thì hầu
hết đạt kém và tuyển chọn công chức thì những người này lại càng ở xa
tầm ngắm.
Theo một công trình nghiên cứu, điều tra của Đại học Kinh tế thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ có khoảng 10% công chức, chuyên gia ở bậc
trung - cao cấp là xuất phát từ những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi,
90% còn lại là những người học không giỏi.
Một ví dụ điển hình là Hãng Intel của Mỹ vào Việt Nam đầu tư đã tổ
chức thi tuyển nhân viên công nghệ thông tin, một lĩnh vực nhiều người
Việt Nam tự cho là giỏi vì thông minh.
Nhưng kết quả thật bất ngờ: trong số 2.000 ứng viên dự thi để vào
làm việc cho cơ sở sản xuất của hãng tại TP.HCM, chỉ có 90 ứng viên,
tức 5%, đạt chuẩn chuyên môn, trong đó 40 ứng viên (2%) đủ trình độ
tiếng Anh để tuyển dụng, chung cuộc 2% đạt chuẩn tuyển dụng!
Hay Renesas, một hãng thiết kế và sản xuất vi mạch hàng đầu của Nhật
Bản đầu tư vào TP.HCM, muốn tìm tuyển 500 kỹ sư cho giai đoạn hoạt động
đầu tiên, mà suốt 2 năm 2007 và 2008 chỉ tuyển được 60 người đạt chuẩn.
Bệnh thành tích đã lái hệ thống giáo dục, đào tạo Về phân phối, từ khi áp dụng cơ chế kinh tế thị trường, chế độ phân "Trói buộc" đằng sau những lời hô hào Một nhiệm vụ cấp bách, nhưng đồng thời có ý nghĩa lâu dài, là phải xây dựng được một đội ngũ các nhà doanh nhân giỏi, đặc biệt là các nhà tài chính, thương nhân, các nhà công nghiệp và dịch vụ có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Việc chúng ta tiếp nhận tới trên 90% đầu tư nước ngoài là đầu tư Chừng nào chúng ta làm được như Hàn Quốc trong thời kỳ đầu CNH vào Xây dựng một đội ngũ các nhà doanh nhân đông đảo và giỏi kinh doanh Những gì chúng ta đã và đang làm từ khi thực hiện chính sách đổi Nay cần có cơ chế, chính sách thiết thực để đưa những lời động viên đó trở thành những biện pháp kích thích kinh doanh thực sự. Có doanh nhân khi được nhận bằng khen đã từng phát biểu rằng đó là Một vấn đề nữa tuy được nêu sau, nhưng có ý nghĩa quan trọng hàng Những xã hội văn minh sở dĩ trở nên văn minh vì họ đã xây dựng được (Còn nữa) Theo vietnamnet.vn
Việt Nam phát triển theo hướng trái với nhu cầu phát triển, coi trọng
thành tích thi cử mười, kỹ năng nghề nghiệp một, nay cần đảo chiều nhằm
đáp ứng đúng nhu cầu thực tế: xây dựng một hệ thống giáo dục thực sự phục vụ phát triển, coi trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mười, thành tích thi cử một.
chia mang tính cào bằng theo kiểu bình quân chủ nghĩa đã được khắc
phục, người làm tốt hơn đã được đối xử tốt hơn, được hưởng quyền lợi
cao hơn, có thu nhập cao hơn.
trực tiếp chứng tỏ đội ngũ các nhà kinh doanh của Việt Nam còn rất non
kém, chưa đủ sức phát triển các ngành công nghiệp của đất nước, phụ
thuộc quá nhiều vào các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
những thập niên 1950 và 1960, hay Ấn Độ từ khi bắt đầu công cuộc cải
cách, tự do hoá từ năm 1991 đến nay, thu hút trên 90% đầu tư nước ngoài
là đầu tư gián tiếp để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp của
các nhà kinh doanh trong nước, thì lúc đó ta mới có thể yên tâm rằng
đội ngũ các nhà doanh nhân Việt Nam có đủ khả năng phát triển nền công
nghiệp của đất nước.
là một thách thức lớn của đất nước, nhưng không thể không làm, nhất là
trong bối cảnh nước ta đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), các nhà kinh doanh phải cạnh tranh công bằng không
chỉ tại thị trường trong nước, mà cả trên thị trường quốc tế.
mới, tuy đã giảm bớt tính kỳ thị và phân biệt đối xử giữa quốc doanh và
tư doanh so với thời kỳ trước đổi mới, nhưng chưa gỡ bỏ hết những "trói
buộc" đằng sau những lời hô hào mang tính khẩu hiệu động viên khuyến
khích chung chung.
một vinh dự, nhưng nếu sự vinh danh đó được thể hiện bằng những biện
pháp tạo điều kiện thuận lợi và kích thích kinh tế thông qua các thủ
tục hành chính minh bạch, các chế độ thuế, tín dụng, đất đai, cơ sở hạ
tầng mang tính khuyến khích đối với doanh nghiệp, không sách nhiễu...
thì còn hơn nhiều so với việc cấp cho một tờ giấy vinh danh mà chưa
"cởi trói" thực sự.
đầu đối với việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao,
đó là việc giải phóng tư duy và năng lực sáng tạo, trọng dụng người tài, loại bỏ những rào cản gây trở ngại đối với sự sáng tạo và đóng góp của người tài.
những cơ chế đảm bảo cho tự do sáng tạo và khuyến khích người tài sáng
tạo. Các xã hội văn minh đã làm thế, nước ta muốn đi lên văn minh, hiện
đại, không thể không làm thế.