1. Hiểu sai mục tiêu. Mục tiêu là vấn đề quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian suy nghĩ và phân tích. Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ" dẫn đường cho bạn trong kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ là bước đầu tiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.
2. Triển khai kế hoạch từng bước. Kế hoạch kinh doanh là một tập hợp các mô-đun kết nối. Bạn nên bắt đầu từ bất cứ phần việc nào. Đó có thể là việc mà bạn quan tâm nhất, hoặc việc mang lại nhiều lợi ích nhất. Đây là chiến lược, ý tưởng, thị trường mục tiêu, dịch vụ kinh doanh, dự đoán, tầm nhìn, hay bất cứ điều gì, chỉ cần bạn bắt tay vào làm mà thôi.
3. Kết thúc việc làm kế hoạch. Nếu bạn thôi không lập kế hoạch nữa, doanh nghiệp của bạn cũng không tồn tại được lâu. Kế hoạch luôn phải tồn tại và được thay đổi để phản ánh thực tế tình hình kinh doanh.
4. Không công khai kế hoạch cho nhân viên. Kế hoạch cũng là một công cụ quản lý. Bạn chia sẻ với tất cả nhân viên những thông tin cơ bản về kế hoạch và mục tiêu kinh doanh, các thông tin như tiền lương và một số thông tin nhạy cảm có thể không công khai. Chia sẻ các mục tiêu và đánh giá, sử dụng kế hoạch để xây dựng tinh thần đồng đội và không khí làm việc bình đẳng. Điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ kế hoạch ra bên ngoài, ngoại trừ trong trường hợp bạn cần huy động vốn.
5. Nhầm tiền mặt với lợi nhuận. Có khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm này. Chờ khách hàng trả tiền có thể làm tê liệt tình hình tài chính của bạn mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Xả hàng tồn kho có thể mang lại tiền mà không thay đổi lợi nhuận. Lợi nhuận là một khái niệm kế toán, tiền mặt là tiền trong ngân hàng. Hãy nhớ: Bạn không trả hóa đơn bằng lợi nhuận.
6. Tập trung quá nhiều ưu tiên. Bạn chỉ cần nhấn mạnh ba hoặc bốn ưu tiên là một kế hoạch có sự tập trung cao độ. Ba hoặc bốn điểm chính trong kế hoạch sẽ giúp bất kì ai hiểu được mục tiêu của bạn. Một kế hoạch liệt kê đến 20 ưu tiên vừa không tập trung, vừa gây khó khăn cho bạn khi thực hiện.
7. Đánh giá quá cao ý tưởng. Điều mang lại giá trị cho một ý tưởng kinh doanh không phải là bản thân ý tưởng mà là việc kinh doanh được xây dựng trên ý tưởng đó. Viết ra một kế hoạch kinh doanh cho thấy bạn đang xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng tuyệt vời. Chỉ ý tưởng thôi không làm nên được một doanh nghiệp.
8. Bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt trong 12 tháng đầu tiên. Cụ thể là các vấn đề như tài chính, sự kiện quan trọng, trách nhiệm và hạn chót (deadline). Dòng tiền là quan trọng nhất nhưng bạn cũng cần chú ý vào các chi tiết khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên, đặt các cuộc hẹn, chỉ rõ những nhiệm vụ phải hoàn thành và ai là người chịu trách nhiệm. Những chi tiết nhỏ nhặt này có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của công ty.
9. Quá tập trung vào chi tiết trong những năm tiếp theo. Bản kế hoạch kinh doanh không phải là sổ sách kế toán. Bạn có thể lập kế hoạch trong 5 năm, 10 hoặc thậm chí 20 năm, nhưng bạn không thể lập kế hoạch chi tiết kéo dài qua năm đầu tiên. Các chi tiết được liệt kê trong giai đoạn bắt đầu, sau này sẽ chỉ lãng phí thời gian của bạn.
10. Lập dự báo vô lý. Dự báo thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng và nhanh chóng đồng nghĩa với việc bạn không có hiểu biết về chi phí thực tế.
Theo Doanhnhansaigon.vn