“Đại gia” cũng đôi lần… lầm lỡ
Những tập đoàn lớn luôn tung ra hằng hà sa số các sản phẩm mới mỗi năm. Sự ra mắt của các tên tuổi lớn trải ra trên rất nhiều các sản phẩm giống như iPad và Pretzel M&Ms của Apple.
Nhưng không phải chiến lược mới nào cũng đều thành công cả, thậm chí chúng có được sản xuất bởi các công ty nổi tiếng đi chăng nữa. Dưới đây là một số các sản phẩm của các tập đoàn công ty khổng lồ gặp phải những thất bại đau đớn nhất.

1. New Coke
 

Đây là sản phẩm được cho là một trong những thất bại lớn nhất và là bước đi sai lầm đối với một hãng có tên tuổi trong tất cả các thời đại. New Coke được Coca Cola ra mắt vào giữa những năm 1980 trong nỗ lực chống chọi lại các đối thủ khác trong cuộc chiến đấu “cola”. Thay vào đó sản phẩm này đã không lấy được sư tín nhiệm từ khách hàng.

Richard Laermer, là CEO của RLM PR – một công ty quan hệ quần chúng ở tại New York City đã cho biết “Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm này không đạt được thành công là do cách thức chúng được tiếp cận ra ngoài thị trường còn quá sơ sài.

Điều này khiến nhiều người lầm tưởng chúng cũng như các sản phẩm Coke thông thường khác và mọi người bắt đầu tẩy chay sản phẩm”.

New Coke bị loại trừ chỉ trong vài tuần lễ và một sản phẩm khác lại tiếp tục thay thế với tên gọi "Classic Coke."

2. Crystal Pepsi

Pepsi đã tung ra sản phẩm này vào đầu những năm 1990. Không giống như các loại nước uống có ga khác, đồ uống này không có vị chanh. Vì thế mà chúng có hương vị của một đồ uống cola bình thường.

Mặc dù tốn rất nhiều chi phí cho việc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, nhưng loại nước soda này không thể đạt được kì vọng như lúc đầu.

Laermer cho hay “Pepsi đã lỗ hàng trăm triệu - được cho là sẽ đạt được vào thời điểm đó và họ cuối cùng đã không thể khôi phục lại hoàn toàn như lúc đầu. Điều này là bài học quý báu cho các đối thủ khác cần phải lĩnh hội: đừng bao giờ đếm cua trong lỗ”.

3. Arch Deluxe

Khi McDonald tung ra loại thịt băm chiên mới này – với chi phí được ước tính ít nhất 150 triệu đôla cho chiến dịch quảng cáo rầm rộ - năm 1996.

Với sản phẩm mới này, các nhà lãnh đạo cho rằng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho khách hàng cũng như hi vọng sản phẩm này sẽ đáp ứng được thị hiếu của những người lớn.

Nhưng thay vào đó, những người trưởng thành tinh tế lại cảm thấy rằng không cần thiết để phải xếp hàng lũ lượt trong các quầy bán đồ ăn nhanh.

Năm 1997, tờ New York Times đã trích dẫn rằng một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng tài chính của McDonald đi xuống trong quý vừa qua đó chính là do Arch Deluxe.

Trong khi đó sản phẩm McRib của công ty – một loại bánh kẹp có chứa thịt lợn trong nước chấm và mới được bán lại ra thị trường trong một thời gian ngắn – thì đã trở thành đồ ăn phổ biến và được phát triển thành sản phẩm tạo được tiếng vang và gắn liền với tên tuổi của công ty sau này.

4. Ben-Gay Aspirin

Ta không thể lấy thương hiệu ra để đảm bảo cho sự thành công của bất kì sản phẩm mới nào được, và thậm chí có khi nó còn bị đè bẹp nếu như thương hiệu đó quá gắn liền với độc một sản phẩm hay hình ảnh nào đó.

Ben-Gay nổi tiếng nhất về dòng sản phẩm kem bôi da có mùi rất đặc trưng – loại kem này dùng để làm giảm những tổn thương cho da. Thật là khó cho Ben-Gay có thể phát triển được sản phẩm aspirin vì loại thuốc này đã được hãng Pfizer cho ra lò một vài năm trước đó.

Ben-Gay đã phạm phải một sai lầm chết người khi quyết định gắn tên tuổi của mình với một sản phẩm hoàn toàn không thuộc lĩnh vực của mình.

5. Zune
 

Hãng Microsoft đã ra mắt dòng máy nghe nhạc đầu tiên vào năm 2006 và công ty cũng đã cho ra đời những dòng sản phẩm thế hệ mới tiếp sau đó.
 
Zune đã đối mặt với một số thách thức chủ yếu sau đây: nó luôn bị đem ra so sánh với sản phẩm iPod – sản phẩm đang làm mưa làm gió trong thị trường các dòng sản phẩm xách tay, và thực tế cũng cho thấy rằng phẩn mềm của hãng này từ trước đến giờ chỉ được áp dụng cho hệ điều hành Windows.

Trong một bản báo cáo tài chính về tình hình tài khóa của công ty cho quý cuối cùng vào tháng 12, 2008, Microsoft cho biết tổng doanh thu của sản phẩm Zune đã giảm xuống 54% tương đương với 100 triệu đôla.

Laermer cho rằng thất bại của Zune là do phần mềm đang dần thay đổi từng ngày và iPod hiện đang chiếm thế thượng phong trên thị trường trong một vài năm gần đây.

Cổ nhân đã nói rằng chẳng có gì là chắc chắn cả. Không phải ý tưởng nào – cho dù rất có triển vọng trong giai đoạn phát triển và nghiên cứu cũng có thể tồn tại được trên thị trường được. Thậm chí cả những công ty nổi tiếng cũng gặp phải thất bại đôi ba lần.

Nhưng dù sao cũng rất may mắn khi hầu hết tất cả cách công ty đó đều gượng dậy được sau những lần gặp trắc trở.

Theo Invest


Các tin khác