Vay vốn - công việc không dễ dàng!
Trong kinh doanh ngày nay, một vấn đề mà các chủ doanh nghiệp hay gặp phải là những việc đột xuất xảy ra và họ phải chi những khoản tiền cho các những việc này. Đó thường là những chi phí về quản lý, chi phí tai nạn lao động… Những việc đột xuất này có thể làm tài chính của doanh nghiệp hao hụt và hậu quả tiếp theo là làm hỏng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 BIDV1.jpgVà những lúc như vậy một khoản vay trở nên cần thiết để giúp cho công việc kinh doanh của bạn được suôn sẻ sau khi bạn đã bị trút sạch tiền vào một việc đột xuất nào đó. Tuy nhiên khoản vay này chỉ có thể giúp được bạn nếu công việc kinh doanh của bạn hiện đang mang lại lợi nhuận và với cơ sở là bạn đã tính toán thấy việc hoàn trả tiền vay sẽ không giết chết hoạt động kinh doanh của bạn.

Bên cạnh đó, vay mượn luôn xảy ra khi các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho các nhà máy, cửa hàng và trang thiết bị mới. Các doanh nghiệp tìm cách vay để trang bị các cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị mới nhằm tăng sản lượng và doanh số. Các công ty trông đợi sẽ thu được lợi nhuận từ các khoản vay này trong nhiều năm, vì vậy họ sẵn sàng trả tiền lãi cho nguồn quỹ mà họ sử dụng để mua các thiết bị đó và bắt đầu sản xuất ngay lập tức.

Tất nhiên nếu lãi suất họ phải trả cao hơn tỷ suất lợi nhuận họ có thể thu được thì doanh nghiệp sẽ không vay vốn nữa. Và thực tế, nếu bạn không có những dự định đầu tư có lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tiền vay hiện tại thì bạn nên tiết kiệm tiền còn hơn là cố gắng vay mượn thêm. Hoặc, một điều chắc chắn hơn là bạn sẽ cố gắng chuyển các nguồn lực của mình sang một lĩnh vực kinh doanh khác có tỷ suất lợi nhuận dự tính cao hơn mức lãi suất tiền vay.

Điều đó đơn giản chỉ là một cách lựa chọn khác, theo đó các nguồn lực đã được chuyển sang cho các công ty xác định được cách thức sử dụng nguồn lực có lợi nhất và như chúng ta đã thấy ở trên, nó dựa vào việc cung cấp những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu nhất, với giá cả bằng hoặc thấp hơn giá cả của các sản phẩm tương tự đang được các công ty cạnh tranh chào bán.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định một trong những khó khăn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn phải tự thân vận động. Mặc dù đã tiếp cận được với khá nhiều nguồn vốn khác nhau song để tái cơ cấu cũng như nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thì không thể đủ. Vì thế việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để tiếp cận thành công với những nguồn vốn này.

Trên thực tế, tâm lý của doanh nghiệp khi thiếu vốn đều tìm đến ngân hàng để vay nhưng không tìm hiểu bên cạnh nguồn vốn ngân hàng còn rất nhiều kênh dẫn vốn khác. Còn về phía các ngân hàng đưa ra các quy định vay nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn vốn nhưng cũng xét từng trường hợp để có thể linh động cho doanh nghiệp vay. Vấn đề là các doanh nghiệp cần phải chủ động để đáp ứng nhu cầu tiếp cận nguồn vốn hiệu quả hơn.

Từ phía Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế hàng năm cũng dành một phần lớn nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp dưới hình thức trực tiếp cũng như gián tiếp. Vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin để tiếp cận các nguồn vốn.

Một giám đốc ngân hàng lớn cho biết: "Hệ thống thông tin hai chiều giữa ngân hàng và khách hàng còn rất hạn chế. Nếu như doanh nghiệp tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động dịch vụ, thanh toán qua ngân hàng sẽ tạo cơ sở thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn vay vì ngân hàng phần nào biết được thực lực hoạt động của doanh nghiệp...".

Và sau cùng, để tối ưu hoá hoạt động cho vay, các doanh nghiệp cần đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định, “đánh bóng” chính bản thân doanh nghiệp để từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong con mắt các nhà cho vay.

Tạo dựng độ tin cậy của doanh nghiệp

Trước mỗi quyết định cho vay, các nhà cho vay thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn sớm nhận được quyết định cho vay thì một bản chứng minh độ tin cậy của doanh nghiệp sẽ là rất cần thiết và càng trung thực, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.

Các nhà cho vay sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với doanh nghiệp.

Đánh bóng năng lực của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp của bạn chứng minh được với các nhà cho vay về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh thì sẽ rất thuận lợi trong việc cho vay bởi năng lực doanh nghiệp là một trong những yêu tố nhất thiết mà người cho vay sẽ phải xem xét và cân nhắc trước khi có quyết định cho vay hay không.

Việc bạn xin vay vốn và trình bày các năng lực còn phải thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp bạn đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Nhà cho vay vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị ròng của doanh nghiệp và các hệ số chuẩn mực về tài chính.

Bạn nên có bản báo cáo tài chính hiệu quả, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM …). Đây sẽ là những minh chứng rõ nét nhất đối với năng lực của doanh nghiệp trong con mắt các nhà cho vay.

Tài sản bảo đảmNganHang1.jpg

Trong quá trình cho vay, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như thị trường mà doanh nghiệp bạn đang chiếm hữu.

Bạn nên chứng minh cho nhà cho vay thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà bạn đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá doanh nghiệp của bạn sẽ là rất có ích.

Hạn chế rủi ro đối với nhà cho vay

Trong việc cho vay vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà cho vay là những rủi ro tài chính do các biến động của thị trường như giá ngoại tệ lên xuống, đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, giá cả tăng cao… Các nhà cho vay sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu có thể xảy ra.

Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cho vay sớm quyết định, doanh nghiệp nên có các phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền vay. Giải thích càng kỹ càng bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.

Tóm lại, bạn có thể cân nhắc tới một khoản vay khi bạn tin và tính toán thấy rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh khác được đầu tư từ khoản vay đó sẽ cao hơn các chi phí vay vốn. Và bạn không nên vay để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại. Vì việc này có thể làm cho bạn lâm vào tình trạng khó khăn hơn về tài chính. Thay cho điều đó, bạn có thể cắt giảm chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh" làm tốt hơn và rẻ hơn". Bạn chỉ nên tập trung vào các hoạt động kinh doanh mà chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không hiệu quả, thì bạn nên suy nghĩ tới việc thay đổi hoạt động kinh doanh của mình.

www.SAGA.vn - smilingrose259 | Theo Finance Times và Money.com


Các tin khác