Thương hiệu cá nhân đích thực

Ngày nay, việc tạo thương hiệu không còn dành riêng cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp mà còn bất cứ cá nhân nào.

TS. HUBERT RAMPERSAD

T

ầm quan trọng của thương hiệu cá nhân và làm thế nào để tạo dựng nó là chủ đề chính trong quyển sách The Personal Balanced Scorecard của TS. Hubert Rampersad, xuất bản năm 2006, đã được dịch ra 20 thứ tiếng. TS. Rampersad là Chủ tịch TPS International Inc., công ty tư vấn phát triển nguồn nhân lực tại Florida, Mỹ. Bài viết dưới đây đã được ông cung cấp nhằm giúp độc giả Việt Nam tiếp cận với quan niệm mới về thương hiệu cá nhân.

Vì sao bạn cần có thương hiệu?

Thương hiệu là những mong đợi, hình ảnh và nhận thức mà nó khơi gợi trong đầu của người khác, khi họ nhìn hoặc nghe thấy tên, sản phẩm hay một logo nào đó. Và thương hiệu có thể được hiểu là lời cam kết rằng, sản phẩm hay dịch vụ đó tốt hơn các sản phẩm khác cùng loại. Chẳng hạn, Volvo tạo nên sự khác biệt với các hãng ô tô khác qua cam kết về tính an toàn của sản phẩm. Hãng sản xuất máy tính IBM được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ độ đáng tin cậy của chất lượng sản phẩm.

 
           Thực tế là việc tạo thương hiệu hiện nay không còn dành riêng cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp mà còn cho bất cứ cá nhân nào. Xu hướng mới này được gọi là xây dựng thương hiệu cá nhân. Thương hiệu cá nhân rất quan trọng đối với việc phát triển sự nghiệp của một người thậm chí cả công ty (nếu người đó đứng đầu công ty). Đó là một công cụ hiệu quả, bởi nó xác định bạn là ai, đại diện cho điều gì và điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt so với những người khác.

Thực tế là việc tạo thương hiệu hiện nay không còn dành riêng cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp mà còn cho bất cứ cá nhân nào. Xu hướng mới này được gọi là xây dựng thương hiệu cá nhân. Thương hiệu cá nhân rất quan trọng đối với việc phát triển sự nghiệp của một người thậm chí cả công ty (nếu người đó đứng đầu công ty). Đó là một công cụ hiệu quả, bởi nó xác định bạn là ai, đại diện cho điều gì và điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt so với những người khác.

Thực tế là việc tạo thương hiệu hiện nay không còn dành riêng cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp mà còn cho bất cứ cá nhân nào. Xu hướng mới này được gọi là xây dựng thương hiệu cá nhân. Thương hiệu cá nhân rất quan trọng đối với việc phát triển sự nghiệp của một người thậm chí cả công ty (nếu người đó đứng đầu công ty). Đó là một công cụ hiệu quả, bởi nó xác định bạn là ai, đại diện cho điều gì và điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt so với những người khác.

            Thương hiệu cá nhân cũng rất quan trọng đối với việc phát triển kinh doanh. Theo tâm lý chung, hầu hết mỗi người trong chúng ta đều muốn làm ăn với những người mà mình đã biết rõ, hoặc những người mà mình cảm thấy có một mối liên hệ nào đó. Vì thế, nếu bạn tạo được cảm giác tin cậy nơi đối tác, họ sẽ thấy như đã quen biết và sẵn sàng hợp tác với bạn.

            Tạo thương hiệu cho bản thân theo kiểu truyền thống cũng tương tự như cách chúng ta xây dựng thương hiệu cho một công ty. Tức là tiếp thị thương hiệu của bạn đến người khác bằng cách thể hiện những ưu điểm nổi bật của bản thân, chia sẻ những giá trị và nhân cách thương hiệu của mình với mọi người và thường xuyên nuôi dưỡng nó.

Một thương hiệu cho bạn và vì bạn

            Tuy nhiên, bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ. Đã đến lúc bạn cần phải nỗ lực khám phá khả năng đặc biệt cũng như hoài bão thực sự của mình, hình dung và phát triển bản thân trở thành một thương hiệu mạnh, bền vững và không dễ bị lãng quên. Tương tự như khi nghĩ về Einstein, ta thường nghĩ đến một tài năng vĩ đại của thế giới, một người có bản tính hiền lành. Hay Michael Jordan được biết đến như một vận động viên bóng rổ giỏi nhất thế giới từ trước đến nay.

            Tạo thương hiệu cá nhân theo phương pháp truyền thống chủ yếu xoáy vào việc tiếp thị bản thân bằng cách thể hiện những điều khiến bạn trở nên khác biệt so với những người khác, cùng với những giá trị gia tăng kèm theo. Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh cách tạo một thương hiệu đích thực, bền vững và chính thống.

            Thương hiệu cá nhân là một hình tượng đáng tin cậy về bản thân mà bạn muốn thể hiện ở tất cả mọi điều bạn làm, bộc lộ giá trị thực sự, niềm tin, giấc mơ và tài năng đặc biệt của bạn. Nếu kết hợp nó với những công cụ mạnh mẽ và hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được thành tựu cao nhất, thiết lập nên một nền tảng ổn định, từ đó tạo được sự tín nhiệm và uy tín của bạn với người khác. Mỗi chúng ta đều có những khả năng đặc biệt, có mục đích và giấc mơ riêng. Bằng cách kết nối những khả năng, mục đích và giấc mơ này, chúng ta có thể vươn tới những thành công rực rỡ hơn trong cuộc sống.

            Cách tiếp cận mới này dựa trên triết lý sống, giấc mơ, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, vai trò chủ yếu, bản sắc, sự tự nhận thức, tự chịu trách nhiệm và sự tự quản lý của bạn, hơn là cách tạo ra một thương hiệu mà bạn muốn người khác nhận biết về mình.

            Khi xây dựng được một thương hiệu đích thực, các đặc điểm, phẩm chất và giá trị lớn nhất của bản thân có thể khiến bạn trở nên đặc biệt so với những người khác. Nếu bạn không tạo được một thương hiệu đích thực, chính thống và tích cực, không thực hiện theo cam kết xây dựng thương hiệu, mà chỉ lo thăng tiến bản thân, trình diễn biệt tài để trở thành người nổi tiếng, bạn sẽ trở thành một người ích kỷ, không biết thương yêu ai khác ngoài bản thân mình.

 

4 giai đoạn xây dựng thương hiệu cá nhân đích thực

8Xác định và vạch rõ tham vọng bản thân (personal ambition): Tham vọng bản thân bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh và các vai trò chủ yếu của bản thân liên quan đến 4 yếu tố luôn có sự cân đối: yếu tố bên ngoài, bên trong, kiến thức – học vấn và yếu tố tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn cần có sự nhận thức về bản thân, hiểu rõ giấc mơ của bạn là gì, bạn là ai, đại diện cho cái gì, điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt so với những người khác, cũng như xác định sở trường của bạn. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh.

8Xác định và vạch ra kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân (personal brand): Đầu tiên, bạn phải phân tích các ưu, khuyết điểm của mình, cả cơ hội lẫn thách thức sẽ phải đối mặt trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Tiếp theo, bạn đánh giá bản thân dựa trên phân tích này. Kết quả của phân tích này chính là những mô tả về đời sống của bạn. Nó liên quan đến tham vọng cá nhân và những mục tiêu thương hiệu của bạn, tức những điều mà bạn muốn đạt tới khi xây dựng thương hiệu. Những mục tiêu này phải có mối liên hệ với 4 yếu tố đã đề cập ở trên.

Bạn cũng cần phải hiểu rõ khán giả của bạn là ai, nhu cầu lớn nhất của họ. Từ đó, bạn xác định chuyên môn của mình, tập trung vào một lĩnh vực giỏi nhất, biết rõ những kỹ năng chính, đặc điểm chủ yếu và phẩm chất nổi trội của bạn. Bước tiếp theo là xác định nội dung thương hiệu, tức cái cốt lõi mà bạn muốn người khác nhận biết về thương hiệu bản thân. Cuối cùng là thiết kế logo tượng trưng cho thương hiệu của mình.

8Lên kế hoạch hành động: Kế hoạch hành động của bạn phải bao gồm các yếu tố thành công quan trọng của bản thân, mục tiêu, biện pháp thực hiện, mục đích và các hành động cải thiện bản thân và phải liên quan đến 4 yếu tố đã nêu ở trên.

Kế hoạch hành động là một công cụ hiệu quả để quản lý bản thân và thương hiệu, bằng cách phát triển các hành động cải thiện bản thân nhằm đạt được mục tiêu đặt ra, theo dõi diễn biến của các hành động này, ghi nhận các thông tin thương hiệu chủ yếu, khám phá cuộc sống và thương hiệu của bạn, tìm ra các con đường mới để xây dựng sự nghiệp…

8Thực hiện và nuôi dưỡng tham vọng, thương hiệu và lên kế hoạch hành động:

Định hình tham vọng, thương hiệu và kế hoạch hành động trong đầu là các bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững và hiệu quả. Bước tiếp theo là thực hiện và nuôi dưỡng tham vọng, thương hiệu và kế hoạch hành động một cách hiệu quả, để có thể thành công trong cuộc sống.

            Bạn phải thực sự mong muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, thay đổi, nâng cao giá trị của bạn trong mắt người khác và thường xuyên cải thiện bản thân, trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Để từ đó xây dựng niềm tin của mọi người đối với bạn, thiết lập tiếng tăm vững chắc trong chuyên ngành của mình. Trên cơ sở đó, bạn có thể làm công việc yêu thích, phù hợp với thương hiệu và giá trị của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà thương hiệu của bạn còn yếu, cần nâng cao bản thân, thường xuyên tiếp thị thương hiệu, sáng suốt lựa chọn đối tác…

Theo NCĐT


Các tin khác