Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản hướng dẫn được ban hành và thực thi đã góp phần không nhỏ đưa công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản đi vào nề nếp. Điểm mang tính đột phá trong Luật là quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Theo đó, các DN và cá nhân có đủ điều kiện vào đấu giá, trả giá cao hơn thì người đó được Nhà nước cấp mỏ, còn những trường hợp không đấu giá và những trường hợp được cấp trước ngày Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực, phần trữ lượng còn lại phải đóng tiền cấp quyền. Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là nhằm công bằng với những người đấu giá.
Nghị định 203/2013/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2013 là văn bản quy định chi tiết Khoản 3 Điều 77 Luật Khoáng sản 2010 về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nghị định cũng quy định rõ, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp 70% cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương đối với giấy phép do Trung ương cấp. Đối với giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp, 100% tiền cấp quyền khai thác nộp ngân sách địa phương. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản nộp tiền theo thông báo của Cục Thuế địa phương.
Còn nhiều khó khăn
Theo các chuyên gia, mục đích mà Nghị định hướng tới là nhằm góp phần hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, nhỏ lẻ. Việc đưa ra mức thu tiền cấp quyền khoáng sản còn mục đích loại bỏ những DN nhỏ lẻ, yếu kém, không có khả năng cạnh tranh; đồng thời góp phần quản lý tài nguyên khoáng sản của Quốc gia, bảo vệ tài nguyên môi trường, phục vụ tốt hiệu quả tài nguyên đất nước…
Với mức thu và thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực sự gây “sốc” cho các DN. |
Tuy vậy, nhiều DN cho rằng, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo công thức: T = QxGxK1xK2xR là chưa hợp lý. Nhóm các DN khai thác đá vôi, đá hoa trắng… cho rằng: Thực tế hiện nay trữ lượng khoáng sản của hầu hết các DN đều không đúng với thực tế.
Điều đáng nói, theo các DN thì việc áp dụng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nếu áp dụng đúng từ thời điểm Luật Khoáng sản sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2011 thì đến nay, số tiền mà các DN phải nộp ít nhất cũng hàng chục tỉ đồng, còn như Tập đoàn Than- Khoáng sản VN, con số này lên đến mấy nghìn tỉ đồng. Đại diện một DN ở Lai Châu còn phát biểu, với mức thu và thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định như trong Nghị đinh thực sự gây “sốc” cho các DN.
Theo: dddn.com.vn