Tính đến hết ngày 9/7, mặc dù đã có nhiều DN công bố kết quả vắn tắt nhưng vẫn chưa có một DNNY nào chính thức công bố BCTC đầy đủ về KQKD 6 tháng đầu năm 2009. Để giúp NĐT có thêm một cách nhìn, cách phân tích cổ phiếu và sự liên thông đến diễn biến giá cổ phiếu, Stox.vn cung cấp một số hướng dẫn và quan điểm trong việc đánh giá và nhìn nhận KQKD của DN.
Chỉ tiêu nào phản ánh KQKD của DN
Lợi nhuận là chỉ tiêu thường được thấy trong hầu hết các công bố KQKD. Tuy nhiên, trong một số trường hợp con số đưa ra là lợi nhuận chung chung và chưa xác định cụ thể là trước thuế hay sau thuế. Nhưng con số phản ánh tốt nhất giá trị đem đến cho NĐT là lợi nhuận ròng và chuyển vào vốn chủ sở hữu, tức là đã trừ các lợi ích của cổ đông thiểu số khỏi lợi nhuận trong năm. Việc dùng này rất quan trọng đối với các tập đoàn có nhiều công ty liên kết hoặc đầu tư góp vốn.
Tuy nhiên để đánh giá một cách tương đối so với các cổ phiếu khác, ngành khác, lợi nhuận không chưa đủ, lợi nhuận đó cần được so sánh với nguồn lực mà DN đó bỏ ra (ví dụ như tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn khả dụng). Thực tế, KQKD 4 quý gần nhất cho thấy các cổ phiếu trên sàn HNX (17%) có mức sinh lời trên vốn CSH cao hơn các cổ phiếu trên HOSE (14%). Điều đó được hiểu là các cổ phiếu trên HNX đang sử dụng đồng vốn của cổ đông, của các NĐT hiệu quả hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa các cổ phiếu trên HNX có mức sinh lời cao hơn HOSE mà lý do là đòn bảy tài chính. Thực tế, các cổ phiếu trên HOSE vẫn có mức tỷ suất lợi nhuận thuần là 18% trong khi HNX chỉ là 5% (4 quý gần nhất). Điều này khá dễ hiểu bởi vì hệ số đòn bảy tài chính của HNX (5 lần) lớn hơn HOSE (4 lần).
Khối tài chính ngân hàng thì chỉ tiêu nào quan trọng?
Con số lợi nhuận lại không phải là thước đo quan trọng nhất cho các mã cổ phiếu ngành tài chính (ngân hàng và bảo hiểm, công ty tài chính). Lý do đơn giản là các con số lợi nhuận rất nhạy cảm với các ước tính kế toán do DN áp dụng đó là dự phòng rủi ro. Thay vào đó, các con số phản ánh chất lượng tài sản (như tỷ lệ nợ xấu) lại quan trọng hơn.
Lấy ví dụ Ngân hàng Vietcombank (mã VCB), con số lợi nhuận trước thuế thuế của VCB trong 6 tháng đầu năm 2009 là 2,450 tỷ tổng (đã bao gồm 400 tỷ dự phòng) với tổng dư nợ của ngân hàng cuối quý 1 là 112 ngàn tỷ và mức nợ xấu vào khoảng 4,1% (con số kế hoạch là 3,5%).
Bằng cách tính giản đơn nếu chúng ta tăng tỷ lệ nợ xấu này lên 1%, tức là ngân hàng phải trích lập thêm có thể lên đến 1,12 ngàn tỷ (dĩ nhiên không phải tất cả đều lập dự phòng 100%) thì tức là mức lợi nhuận dự kiến cuối năm 2009 của VCB sẽ giảm đi một mức tương ứng. Điều đó cho thấy lợi nhuận của ngân hàng rất nhạy cảm với chất lượng tín dụng của họ.
Thay vào đó khi đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, các chuyên gia phân tích hay dùng chỉ số NIM được tính bằng Thu nhập lãi ròng (Tổng thu lãi – Tổng chi lãi) trên Tổng tài sản có thể sinh lời (Dư nợ cho vay, tiền gửi và cho vay các tổ chức khác). Thực tế con số NIM của hệ thống ngân hàng quốc doanh trong các năm trước vào khoảng 2-3% trong khi các ngân hàng cổ phần cao hơn một chút ở mức 3 - 4%.
Với tình hình tăng lãi suất huy động hiện tại và khả năm giữ mức lãi suất cơ bản nhằm kích thích nền kinh tế thì tôi cho rằng khả năng lợi nhuận các ngân hàng sẽ không còn tốt như 6 tháng đầu năm. Dĩ nhiên NĐT cũng nên đánh giá khả năng thu lãi từ các hoạt động thanh toán, kinh doanh vàng, ngoại tệ, tài chính cá nhân nhằm đánh giá chất lương của cơ cấu thu nhập. Lưu ý là hầu hết các định chế tài chính đều quan tâm hơn đến các ngân hàng có định hướng tỷ trọng thu dịch vụ cao hơn.
Do vậy đối với các NĐT theo trường phái cơ bản cần theo dõi KQKD trong:
-
ð Sự so sánh với nguồn lực mà DN đó bỏ ra hoặc doanh số mà DN mang lại cho cổ đông và đặc biệt là chất lượng của các con số lợi nhuận đó.
-
ð Sự xem xét bản chất hoạt động kinh doanh hoặc ngành mà DN đang hoạt động và các yếu tố vĩ mô chi phối.
-
ð Sự so sánh với các DN tương đồng
Nhưng quan trọng hơn hết đối với NĐT là việc nhận định và khả năng bao phủ các công bố này đến với cộng đồng NĐT ra sao.
Yếu tố nào tạo lên chất lượng lợi nhuận
Chất lượng lợi nhuận thường được mổ xẻ chi tiết trong các thương vụ mua bán DN, phát hành riêng lẻ hoặc phát hành lớn. Tuy nhiên NĐT cá nhân có thể quan sát một số khía cạnh sau đây để đánh giá về chất lượng lợi nhuận của một DN:
-
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính mà DN đó tạo ra.
-
Các khoản thu nhập và chi phí mang tính “khó lặp lại” hoặc “một lần”. Ví dụ như việc bán con tàu của Shinpetrol (mã VSP), việc thanh lý một tài sản lớn của một DN, hoặc việc phát sinh chi phí của PPC (về đánh giá lại khoản vay 36 tỷ Yên) – dĩ nhiên phải giả định PPC có khả năng dùng các công cụ phòng về và quản lý rủi ro tốt hơn trong các năm tới.
-
Hệ thống quản trị của các DN bao gồm:
-
ð Hệ thống kế toán – không nhất quán trong việc áp dụng chính sách dự phòng là minh chứng rõ nhất – làm NĐT “giật mình”.
-
ð Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ai kiểm toán họ
-
ð Lịch sử về tính minh bạch tài chính và kinh doanh của họ ra sao
Lợi nhuận quá khứ hay tương lai
Nếu NĐT cá nhân làm được thì tuyệt vời hơn là dựa trên KQKD 6 tháng đầu năm 2009 để làm cơ sở dự đoán hay ước tính cho kết quả cả năm. Theo quan sát của chúng tôi dựa trên các số liệu giao dịch và kết quả lợi nhuận mới nhất của các DNNY thì các NDTNN khá “nhanh nhạy” trong việc nắm bắt các yếu tố này. Một số cổ phiếu blue-chips mặc dù đã tăng nóng trong thời điểm thị trường hồi phục trong tháng 5 và đầu tháng 6 nhưng sau đó họ vẫn mua vào rất nhiều trong tháng 7 này khi thị trường giảm (tổng giá trị hơn 500 tỷ tức 28 triệu USD) và top 10 cổ phiếu họ mua nhiều vẫn là các mã mà NDT trong nước cho là đã quá “nóng” như HPG, STB, PVD, HAG, PPC, VNM – nóng nhưng xét trên số liệu công bố mới nhất mà ước tính lợi nhuận cho cả năm thì vẫn rất hấp dẫn.
Dĩ nhiên, lý tưởng nhất là phải có “concensus view” hay ước tính của phần lớn các chuyên gia phân tích cho các số liệu này. Tuy nhiên lực lượng phân tích viên của Việt Nam còn thiếu và việc mổ xẻ các con số lợi nhuận hoặc kết quả tương lai là chưa thể.
Tuấn Nguyễn