Theo ông Hiền, tư duy được mở khi luật chỉ quy định những vấn đề chung nhất, mang tính định hướng về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của DN, nhường lại cho DN tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của Pháp luật.
- Ông có thể phân tích cụ thể hơn từ góc nhìn của người trực tiếp cấp đăng ký cho các DN ?
Thay đổi này vô cùng quan trọng, từ đó DN chủ động, sáng tạo hơn khi được tự lựa chọn hình thức phù hợp với hoạt động của mình. Ví dụ như: cho phép Cty TNHH, Cty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; cho phép Cty cổ phần có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức, quản lý; cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên HĐQT, Ban kiểm soát Cty cổ phần... Luật mới bỏ chương quản lý nhà nước đối với DN, thay bằng một vài điều khoản tại chương tổ chức thực hiện, các cơ quan nhà nước quản lý DN theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được pháp luật chuyên ngành quy định, do đó không phải và không cần ghi điều đó vào Luật DN.
Ngoài ra, việc luật hóa Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN hay bằng việc quy định cuộc họp được ghi biên bản có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác đã có bước tiến bộ vượt bậc so với quy định cũ là chỉ ghi vào sổ biên bản. Luật cũng thống nhất cách hiểu về nhiều điểm mà từ trước tới nay gây nhiều tranh cãi như việc chốt lại địa điểm họp được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp, mọi người không nhất thiết phải cùng ngồi họp một chỗ.
- Theo ông, điểm nổi trội trong Luật DN 2014 về việc tạo điều kiện cho DN là gì?
Điểm nhận được sự quan tâm đặc biệt là bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐKDN; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề. |
- Thủ tục CNĐKKD tại Luật DN 2014 được đánh giá là đổi mới đáng kể. Ông có đồng tình quan điểm này ?
Giấy CNĐKDN chỉ còn 4 nội dung so với 10 nội dung trước đây (bỏ mục ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập, chi nhánh, văn phòng dại diện, địa điểm kinh doanh…)
Trong đó điểm nhận được sự quan tâm đặc biệt là bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐKDN; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề… Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp, làm cho DN trở thành công cụ kinh doanh thực sự an toàn, đa công năng và rẻ hơn…
- Tuy nhiên, Luật DN vẫn còn có những vấn đề bàn cãi, về con dấu chẳng hạn, thưa ông?
Việc tiếp cận mới hoàn toàn về con dấu DN, Luật mang tính "cách mạng". DN có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của DN theo quy định của pháp luật. Thay vì phải đăng ký với cơ quan công an như hiện nay, DN chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN. Có lẽ đây là một trong những điểm gây nhiều bàn cãi nhất ngay từ khâu soạn thảo và cả khi thông qua. Tuy vậy việc này chắc chắn sẽ giải quyết được rất nhiều vướng mắc, bất cập hiện nay về con dấu DN.
- Xin cám ơn ông!
Cùng với Luật Đầu tư 2014, Luật mới đã chính thức bãi bỏ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể đồng thời là Giấy CNĐKDN. Qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập DN tại VN đều phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó sẽ thành lập DN theo quy định của Luật DN. Bên cạnh đó, quy định các nguyên tắc để xác định, đăng ký vốn thực của Cty, giải quyết tình trạng vốn không có thực (ảo) nhưng không thể xử lý được như hiện nay. Trong đó điểm mới nhất là cho phép Cty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ. Theo Luật mới, chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (Luật cũ) xuống còn 51%. Khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành. Đồng thời, Luật quy định về thành viên hội đồng quản trị độc lập, không tham gia điều hành trực tiếp DN; Bãi bỏ việc Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp Chủ tịch hội đồng quản trị. Ngoài ra, không yêu cầu các Cty cùng loại mới được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đồng thời quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trình tự thủ tục, hồ sơ... Đổi mới hết sức quan trọng này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua bán DN (M&A) đang hết sức sôi động như hiện nay. Cuối cùng, chỉ quy định 5 trường hợp bị thu hồi Giấy GCNĐKDN so với 8 trường hợp của Luật cũ. Đồng thời Luật mới cũng có các quy định nhằm giúp DN rút khỏi thị trường thuận lợi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. |
Theo: Dddn.com.vn