Phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp
 

- Để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được thương hiệu mạnh, trước hết cần chuyển đổi tư duy về thương hiệu: Từ cái nhìn chiến thuật đến tầm nhìn dài hạn và mang tính chiến lược; từ các hoạt động maketing nhỏ lẻ đến hoạt động xây dựng thương hiệu tổng thể; từ cách nhìn thương hiệu thuộc trách nhiệm của bộ phận maketing đến coi xây dựng thương hiệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất được dẫn dắt trực tiếp bởi lãnh đạo doanh nghiệp.  


Bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng Thư ký VCCI phát biểu tại hội thảo

Đó là ý kiến của đa số các đại biểu tại hội thảo “Đầu tư phát triển thương hiệu và chi phí quảng cáo của doanh nghiệp do VCCI phối hợp với Hiệp hội bán lẻ Việt Nam tổ chức sáng nay (18/11) tại Hà Nội.

Các ý kiến được đưa ra khi thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn theo lối mòn truyền thống, tập trung đầu tư cho các loại tài sản hữu hình như nhà máy, đất đai, công xưởng…Những tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghệ và sản phẩm, hệ thống và thương hiệu nhìn chung ít được quan tâm thích đáng. Trong khi đó, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi nhận thức về sức của thương hiệu để thu hút khách hàng và khả năng tái sinh lợi sau đầu tư. 

Theo ông Stephen Kreppel – Chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc gia Công ty Tư vấn National Consultancy, để xây dựng được thương hiệu quốc tế nhưng mang hình ảnh của Việt Nam, các doanh nghiệp cần vay mượn và thích ứng với các kỹ thuật đã được chứng minh và những phương pháp thành công của kinh doanh toàn cầu. Đồng thời tăng cường xuất khẩu những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Theo ông, đây là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế và uy tín của Việt Nam. 

Ông Stephen Kreppel cũng cho rằng, thương hiệu quốc gia thực sự được xây dựng bởi thương hiệu xuất khẩu (bao gồm cả du lịch) trong đó danh tiếng về thương hiệu sẽ được xây dựng bởi tất cả những gì Việt Nam đang làm đúng về: Phát bền vững về triển kinh tế, thân thiện với môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, thiên nhiên và di sản văn hóa đóng cũng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các thương hiệu Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường tự hào dân tộc bằng cách chứng minh cho các nước khác biết Việt Nam đang làm tốt như thế nào…Doanh nghiệp cũng cần hiểu về những thị trường tiềm năng của mình, hiểu từng chi tiết của những sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn, tạo những thương hiệu có giá cả và lợi nhuận cao hơn, tạo ra những thương hiệu Việt Nam dựa trên sự khác biệt của người Việt.

Cùng quan điểm với ông Stephen Kreppel, bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng Thư ký VCCI cho rằng, doanh nghiệp cần phải biết người tiêu dùng trên thế giới cần những gì để đáp ứng nhu cầu của họ. Doanh nghiệp cũng cần đầu tư để phát triển thương hiệu của mình hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc đạt được thương hiệu quốc gia mà cần để thương hiệu của mình vươn xa hơn trên toàn thế giới.
                                                                                                                                 Theo: Dddn.com.vn


Các tin khác