Lãi suất huy động VND tăng trở lại
Ngày 20/5, một số ngân hàng thương mại “bất ngờ” tăng lãi suất huy động VND, ngược với xu hướng vừa qua và chủ trương giảm dần mặt bằng lãi suất đang được đặt ra.
www.SAGA.vn - Ròng một ngày 19/5, lãnh đạo chủ
chốt của một ngân hàng thương
mại cổ phần trong Nam và ngoài Bắc phải ngồi lại để thống nhất định
hướng lãi suất huy động và cho vay trong thời gian tới.

Ngày
20/5, một số ngân hàng thương mại chính thức công bố tăng lãi suất huy
động VND, tập trung ở các kỳ
hạn
ngắn.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB),
biểu lãi suất áp dụng từ ngày 20/5 đã có những điều chỉnh: Các kỳ hạn từ
6 – 13 tháng đồng loạt áp mức 11,6%/năm; các kỳ hạn ngắn 1 tuần đến 5
tháng có từ 10,8% - 11,55%/năm.

VND.jpg

Tại Ngân hàng Á châu
(ACB), theo thông tin cập nhật từ Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), lãi
suất các kỳ hạn 1, 2 và 3 tháng đã tăng thêm 0,1% - 0,2%/năm, dao động
từ 10,88% - 11,18%. ACB cũng là thành viên có mức lãi suất huy động VND
cao nhất lên tới 11,6% áp dụng từ ngày 13/5 vừa qua.

Tại Ngân
hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi suất huy động VND các kỳ
hạn 3 và 6 tháng đã tăng lên 11,55% và 11,58%, áp dụng từ ngày 20/5. Cá
biệt, với khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, lãi suất lên tới 11,7%,
11,73% và 11,8% ứng với các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng. Ngoài ra, riêng với
các khách hàng từ 50 tuổi trở lên, ở kỳ hạn 6 tháng hay 12 tháng tùy
theo các sản phẩm tiền gửi,
được thưởng thêm lãi suất 0,2%/năm, hoặc 0,24%/năm.

Trước đó,
các mức lãi suất cao ghi nhận ở biểu của Ngân hàng Kiên Long
(KienLongBank), đồng loạt áp 11,6%/năm ở các kỳ hạn từ 1 – 36 tháng. Sự
“thống nhất” đó cũng có ở Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
với 11,5%/năm trải đều ở các kỳ hạn từ 1 - 36 tháng. Hay tại Ngân hàng
Nam Á (Nam A Bank), mức lãi suất cao nhất lên tới 11,7%/năm ở các kỳ hạn
6 – 12 tháng…

Như vậy, sau gần một tháng nhiều thành viên cùng
hạ từ phổ biến gần 12%/năm về quanh 11,5%/năm, lãi suất huy động VND lại
có dấu hiệu tăng trở lại, dù chưa mở rộng và mới chỉ tập trung ở một số
kỳ hạn.

Diễn biến trên đang đặt ra hoài nghi về khả năng tiếp
tục giảm lãi suất cho vay VND, bởi lãi suất đầu vào đang có hướng tăng
trở lại. Một số ý kiến cho rằng, trong tình thế này, để giảm lãi suất
cho vay, các nhà băng cần tiếp tục tiết kiệm và giảm hơn nữa
các chi phí trong hoạt động. Nhưng đây cũng là một giải pháp khó khăn,
khi chi phí hoạt động không thể dồn ép mạnh…

Về quyết định tăng
lãi suất trở lại nói trên, lãnh đạo một ngân hàng từ chối đưa ra bình
luận, bởi theo ông, “đó là một quyết định khó khăn, từ yêu cầu thực tế
trong hoạt động và khó xử khi chủ trương hạ lãi suất vừa được Chính phủ
tiếp tục đưa ra”.

Cụ thể, ngày 7/5 vừa qua, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 23/NQ-CP, trong đó một nội dung được nhấn mạnh là: “Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất
huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ
giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc
tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng”.

Tuy
nhiên, hiện chưa có những chuyển động cụ thể và mở rộng trên thị trường
theo định hướng trên.

Trong khi đó, trên thị trường liên ngân
hàng, lãi suất bình quân VND qua đêm bắt đầu có những biến động mạnh
theo hướng tăng trở lại. Hai tuần qua, lãi suất này đã tăng trên 7%, như
từng phổ biến trong tháng 3/2010.

Trong khoảng 10 ngày trở lại
đây, một số nguồn tin cho biết, có thời điểm lãi suất qua đêm lên mức
7,15% và đã “hạ nhiệt” trong hai ngày qua, lần lượt là 6,79% và 6,73%.
Trong khi đó, lãi suất trên thị
trường
này ở các kỳ hạn 6 và 12 tháng có lúc lên tới 12%/năm; những
ngày gần đây có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao, từ 11,65% - 11,97%. Trong
ngày 20/5, ngoại trừ kỳ hạn 12 tháng, các kỳ hạn còn lại đã có dấu hiệu
giảm nhẹ

Các tin khác