Lạc quan – 10 cách để tạo ra "sức sống mới"
“Anh không đùa với tôi đó chứ - Làm sao tôi có thể lạc quan? Chẳng có gì đáng lạc quan trong cái thời buổi kinh tế này cả.” Trong dòng chảy xối xả của một loạt những thông tin kinh tế tồi tệ, chúng ta dễ dàng bế tắc trong suy nghĩ rằng chẳng có gì tích cực có thể xảy ra. Chúng ta bắt đầu tin rằng mình chẳng làm được gì để cải thiện tình hình; chúng ta rút lui, chúng ta không dám mạo hiểm, cảm thấy lo lắng, và sợ hãi về tương lai của mình. Chúng ta trở nên đặc biệt cảnh giác với những dấu hiệu trong tương lai là chúng ta đang ở trong nguy hiểm.
 

 

Lạc quan lãnh đạo không phải là nhìn thế giới qua một lăng kính màu hồng. Sự suy thoái của nền kinh tế là sự thật và chúng ta cần phải có những quyết định kinh doanh dựa trên thực tế đó. Nhưng một khi bạn đã có kế hoạch để thực hiện, niềm lạc quan sẽ truyền cảm hứng hi vọng và tự tin cần thiết để tận dụng các cơ hội đang tồn tại ở thời điểm đó.

Lạc quan và bi quan không phải là tình huống thực tế, đó là sự lựa chọn có ý thức có tác động lớn lao đến khả năng thành công của bạn.

Những nghiên cứu cũng khẳng định rằng những người có khả năng chọn một cách nhìn lạc quan sẽ không chỉ thành công hơn, họ còn sống lâu hơn, mạnh khỏe và hạnh phúc hơn.

Dưới đây là 10 cách để bạn trở nên lạc quan hơn và tiếp thêm năng lượng cho tổ chức của mình:

1. Tìm những quan điểm và bằng chứng lạc quan. Thật không may hầu hết những trong những bản báo cáo hôm nay đều trong một giọng điệu bi quan, bởi vậy để có một cách nhìn cân bằng hơn, bạn cần phải tìm thấy các dấu hiệu lạc quan. Trong thời buổi kinh tế suy thoái, những người bi quan có thể đúng hơn nhưng những người lạc quan sẽ thấy nhiều cơ hội hơn và thực sự giành được nhiều thành công hơn.

2. Thực hành suy nghĩ đến khả năng có thể. Chúng ta có một khả năng kì lạ để xây dựng thế giới nội tâm và tầm nhìn, tự đối thoại để hoàn thiện bản thân, hoặc là tự hủy hoại bản thân. Hãy cho bản thân bạn quyền được định hình lại những suy nghĩ của bạn, để tập trung vào những cơ hội chứ không phải những kết cục tiêu cực – 90% trong chúng ta giữ được hơn là tập trung vào 10% chúng ta đã để mất. Nhìn nhận những sự kiện xấu như một bước lùi tạm thời chứ không phải mãi mãi, và tập trung vào việc chúng ta có thể làm gì để tiếp sức và xây dựng sự phát triển.

3. Xây dựng một tầm nhìn truyền cảm hứng. Hãy dành thời gian để phát triển những suy nghĩ sâu sắc về sứ mệnh và mục đích, để nhìn nhận rõ ràng bạn muốn gì cho tổ chức và những giá trị đặc biệt bạn có thể tạo nên. Theo như lời của Peter Drucker – “cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra tương lai.”

4. Hãy tập hợp xung quanh mình những người lạc quan. Lạc quan là một thói quen hình thành từ học tập, và nó được truyền từ người này sang người khác. Hãy tìm những người có cái nhìn tích cực – bạn tốt như công ty đã tuyển dụng bạn. Hãy mở rộng hệ thống hỗ trợ và coi việc tuyển dụng một người đào tạo kinh doanh để hỗ trợ bạn khi bạn trong quá trình làm việc.

5. Hãy cảnh giác với những “bóng đen” bạn tạo ra trong tổ chức. Là một nhà lãnh đạo, mọi thứ bạn làm sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Tâm trạng của bạn và hành vi của bạn đều được quan sát và được hiểu theo cách mọi người muốn hiểu. Hãy là một hình mẫu tốt, duy trì sự cân bằng và một thái độ tích cực – đó là cách gây niềm tin.

6. Khuyến khích đối thoại mở. Tích cực và cởi mở sẽ kéo mọi người về phía bạn. Sự tập trung để hiểu và lắng nghe là đặc biệt quan trọng với nhưng người khác, những người không lạc quan được như bạn. Lạc quan và bi quan không phải là tình huống trong thực tế. Bạn cần phải duy trì cởi mở để hiểu hoàn toàn những khía cạnh thay thế và có khả năng lãnh đạo mọi người đến một tương lai tươi sáng hơn.

7. Xây dựng khả năng linh hoạt qua một tổ chức lành mạnh. Những người lạc quan sẽ có khả năng phục hồi sau những căng thẳng và tận hưởng một sức khỏe tốt hơn. Khả năng phục hồi tạo nên một sự vững mạnh trong tâm lý và khả năng bật lại sau thất bại. Để xây dựng khả năng phục hồi, bạn cần có những sự lựa chọn có tính mục đích để nuôi dưỡng thể chất, tinh thần và trí não bạn.

8. Xây dựng sự lĩnh hội cao về bản thân. Điều này bắt đầu với một đánh giá thành thật nhất về những khả năng và sự cam kết trọn đời của với sự phát triển nghề nghiệp. Sự lĩnh hội này sẽ mang lại sự tự tin và khả năng để thành công, tạo ra thêm lý do để lạc quan.

9. Hãy tin vào các khả năng của nhóm của bạn và của tổ chức. Một trong những món quà có ảnh hưởng lớn nhất mà bạn có thể tặng cho người khác là tin tưởng vào tiềm năng của họ. Đột nhiên họ có khả năng hoành thành công việc tốt hơn nhiều, và đáp lại bạn sẽ cảm thấy lạc quan hơn rất nhiều.

10. Hãy tập trung và kiểm tra quá trình đạt được. Khi có rất nhiều thông tin và sự sao nhãng, điều quan trọng là bạn giữ cho mình tập trung vào con đường phía trước, vào những thứ mà bạn có thể làm và có thể kiểm soát. Hãy tận hưởng những thành tích của bạn trên con đường và nhận thức rằng đó có thể là một con đường rất dài nhưng cuối cùng bạn sẽ đến cái đích của mình.



Các tin khác