Nhiều tuyến đường Quốc lộ ở Việt Nam mới chỉ đưa vào được gần 1 năm đã xảy ra tình trạng sụt lún, bong tróc mặt đường nghiêm trọng. |
Nguyên nhân phổ biến của vấn đề sụt lún hiện nay được xác định là do những xe có tải trọng lớn lưu thông gây sụt lún, bong tróc mặt đường. Theo tiêu chuẩn cho phép, mặt đường chỉ chịu được xe có trọng tải lớn nhất là 12 tấn nhưng hiện nay các xe trọng tải chạy trên đường có trọng tải vào khoảng 20 tấn, khi trọng tải vượt quá cho phép như thế thì ắt sẽ gây ra sụt lún và bong tróc mặt đường.
Đây là do quản lý giao thông trên đường của mình không tốt vẫn để cho nhiều xe quá tải xuất hiện trên đường, nếu như phát hiện ra xe có tải trọng lớn mà bắt rỡ tải ngay thì không có nhiều tuyến đường nhão nhoét, bong tróc, lượn sóng như thế.
Nguyên nhân thứ hai mà được nhiều người hiểu rất nhanh là do vật liệu thi công đường bộ không tốt, thi công không đảm bảo kỹ thuật thì cũng sẽ dẫn tới tình trạng này.
Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khác nữa như do thiết kế áo đường áp đặt 1 kết cấu cho mọi vùng miền, công tác giám sát chất lượng khi thi công nền, móng, mặt đường chưa thật tốt, nguồn vốn cho công tác bảo trì thiếu...
PV:- Nói về nguyên nhân khiến cho đường Quốc lộ bị sụt lún, bong tróc bề mặt, ông Nguyễn Tuấn Huynh - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4, Bộ GTVT) cho rằng cầu Bến Thủy 2 trên Quốc lộ 1 (Nghệ An - Hà Tĩnh) mới sử dụng năm 2012, thuộc dự án trọng điểm quốc gia nhưng đã có hiện tượng lún hằn vệt bánh xe sau đợt nắng nóng kéo dài ngoài tầm kiểm soát của các nhà thầu. Theo ông thì đâu là yếu tố quyết định đến độ bền của công trình đường bộ?.
Th.S Vũ Đình Hiền: - Trong thi công công trình thì đều có những chuẩn mực thi công nhất định, trong lúc thi công các vật liệu đều ở trạng thái tốt nhất. Nếu như đang thi công mà gặp thời tiết nắng lắm, mưa nhiều thì lập tức phải ngừng thi công để cho vật liệu về đúng trạng thái tốt nhất, đảm bảo chất lượng cho công trình.
Nhưng bản thân nhà thầu cũng gặp khó là nếu như thời tiết bất lợi kéo dài mà cứ chờ mãi thì sẽ làm chậm tiến độ công trình, phải chịu phạt với bên chủ đầu tư. Nên họ phải xử lý vấn đề này thật nhanh để đảm bảo tiến độ thi công và khi đó rất dễ xảy ra tình trạng làm ẩu.
Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do liên quan đến mặt đường xấu. |
Để đảm bảo độ bền của công trình ở mức cao thì trước tiên vẫn là vấn đề kiểm soát tải trọng của xe lưu thông, sau đó là chất lượng của vật liệu xây dựng sau đó mới là kiểm soát quá trình thì công của những nhà thầu. Bên giám sát kỹ thuật hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu thi công với vật liệu ở trạng thái tốt nhất và chính nhà thầu cũng phải dự tính được những bất lợi xảy ra trong quá trình thì công chứ không phải đến lúc thì công thì mới nói lý do.
. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông. Theo đó, các cơ quan, đơn vị trong ngành và các đơn vị tham gia dự án xây dựng công trình giao thông phải kịp thời hướng dẫn và đưa vào hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với các công ty nhập khẩu, cung ứng vật liệu nhựa đường nghiêm túc thực hiện quy định về chỉ tiêu kỹ thuật đối với các loại nhựa đường nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn TCVN 7493:2005. Chỉ được nhập nhựa có đặc điểm phù hợp với thời tiết, khí hậu Việt Nam… Bộ GTVT giao Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với thanh tra của bộ và Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông thường xuyên tổ chức thanh tra, giám sát. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng nhựa đường trong quá trình cung ứng và sử dụng xây dựng công trình giao thông. |
PV: - Quay trở lại với câu chuyện vật liệu xây dựng trong thi công đường bộ, Bộ GTVT vừa ban hành Chỉ thị tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông. Liệu có phải ngay từ chính nguồn vật liệu xây dựng của chúng ta cũng đã có vấn đề?.
Th.S Vũ Đình Hiền: - Theo nhiều cuộc nghiên cứu thì loại vật liệu xây dựng là thủ phạm chính gây ra hiện tượng bong tróc mặt đường là nhựa đường.
Hiện nay, phần lớn vật liệu nhựa đường được nước ta nhập từ Singapore và nhiều nước khác. Các hãng đều có những chỉ tiêu riêng, tuy nhiên ở Việt Nam, lại chưa có một đơn vị chính thức nào đứng ra kiểm tra vật liệu nhựa đường nhập khẩu. Khi nhập về thì anh có nhập đúng mẫu mã như thế không hay lại được trộn lẫn với nhiều loại nhựa đường khác?
Mặc dù các đơn vị thi công đều có bước kiểm định lại chất lượng vật liệu trước khi đưa vào công trường nhưng đó chỉ là một số lượng nhỏ khi đưa vào thi công thì lại là số lượng khổng lồ, rất khó có thể kiểm soát.... Khi đó, nhựa không liên kết với nhau tốt, các vật liệu làm đường sẽ rời nhau dẫn đến trạng thái xuất hiện đường bong tróc, nhiều ổ gà, ổ trâu.
PV: - Việc nhiều tuyến đường của Việt Nam bị sụt lún, bong tróc bề mặt có lẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới. Trong khi các bên liên quan đều có những lý lẽ riêng để giải thích cho hiện tượng này. Với tư cách là một chuyên gia, ông có lời khuyên gì để hạn chế tình trạng này?.
Th.S Vũ Đình Hiền: - Nếu như hiện tượng sụt lún, bong tróc xảy ra trong một hệ thống khắp nơi trên đất nước Việt Nam thì điều đầu tiên là chúng ta cần phải chọn được loại vật liệu tốt. Ví dụ như loại đất đắp nền đường thì phải chọn loại đất tốt, có khả năng lèn chặt và ổn định với nước. Thứ hai là phải thi công đúng theo quy định, lu lèn chặt, tỷ lệ vật liệu hợp lý và thi công trong thời tiết thuận lợi nhất có thể.
Trong quá trình thi công nên áp dụng việc dùng lớp vải địa chất lót bên dưới như việc xây dựng đường xá đang làm. Lớp vải này sẽ lót bên dưới các công trình, không để xảy ra tình trạng trôi cát, sụt cát nên không phải lo lắng sụp đường. Bên cạnh đó, tại các công trình xây dựng phải có người giám sát công trình và kiên quyết xử lý những trường hợp không đúng kỹ thuật.
Theo: Baodatviet.vn