Doanh nghiệp xây dựng kêu cứu vì “bí” cát

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, sẽ không có công trình giao thông nào hoàn thành nếu chưa giải được bài toán thiếu hụt trầm trọng vật liệu cát dùng cho xây dựng như hiện nay.

 Khu vực ĐBSCL có ít đồi núi và đa phần là núi đá vôi nên nguồn cát sỏi cho xây dựng chủ yếu khai thác từ mỏ cát trên sông. Tuy nhiên, sau khi có chủ trương đóng cửa nhiều mỏ cát thì ngay lập tức giá cát đã tăng đột biến. Tại thời điềm này giá cát xây dựng đã ở mức 300.000-400.000 đồng/m3; cát san lấp cũng tăng từ mức vài chục ngàn lên hơn 200.000 đồng/m3.
 Không có cát, không tìm được vật liệu thay thế thì các công trình trọng điểm sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ.p/Ảnh: Cầu Vàm Cống, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ -p/Rạch Sỏi Ảnh: S.T

Không có cát, không tìm được vật liệu thay thế thì các công trình trọng điểm sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ. Ảnh: Cầu Vàm Cống, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi Ảnh: S.T

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, Cao Văn Trọng cho biết: thực hiện chủ trương của Chính phủ, địa phương không cấp mới giấy phép khai thác cát. Hiện tại trên địa bàn chỉ còn 4 mỏ cát đang khai thác với sản lượng chỉ khoảng 300 khối/ngày. Trong khi đó, dự án mở rộng Quốc lộ 60 trên địa bàn cần hơn 2 triệu m3 cát cho san lấp. Nhà thầu đã thử tính toán dùng đá mi xay để thay cát thì giá thành đội lên trên 320.000 đồng/khối, trong khi giá vật liệu san lấp được phê duyệt trước đây chỉ 40.000 đồng, do vậy mà phương án này không khả thi.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì vào cuối tuần qua tại TP Cần Thơ, đại diện các tỉnh thành trong vùng đồng loạt kêu cứu và đề nghị Chính phủ có biện pháp tháo gỡ bế tắc nguồn cát xây dựng, giải cứu các công trình đang xây dở dang.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chia sẻ: chỉ riêng một số công trình trọng điểm, quy mô lớn như cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Trung Lương-Mỹ Thuận, mở rộng Quốc lộ 60 đã có nhu cầu hàng chục triệu m3 cát để san lấp. Nếu không có cát, không tìm được vật liệu thay thế thì sẽ không có công có trình nào hoàn thành đúng tiến độ.

Ông Phan Anh Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương-Mỹ Thuận cho biết, theo dự toán, dự án cần khoảng 6 triệu m3 cát sang lấp, với mức giá cát tăng gấp 3 lần so với thời điểm dự toán, công trình đã đội vốn thêm trên 600 tỷ đồng, đưa tổng mức đầu tư lên trên 10.000 tỷ đồng. “Đây cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp trong phương án đầu tư, khai thác hoàn vốn” - ông Dũng lo lắng. 
                                                                           Theo: Enternews.vn


Các tin khác