Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về những ưu tiên chi tiêu trong ngân sách hàng năm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau đây là một số khía cạnh để doanh nghiệp cân nhắc đầu tư hiệu quả cho sự phát triển dài hạn.
Ngân sách là một mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Trong thời kỳ suy thoái, vấn đề này còn được quan tâm hơn bao giờ hết. |
"Phúc lợi chỉ giúp nhân viên hài lòng và giữ họ gắn bó với công ty của bạn trong hiện tại nhưng nếu mục tiêu của bạn là sự trung thành trong 5, 10, hay 15 năm nữa, bạn phải đầu tư vào việc đào tạo". Với tỉ lệ khoảng 30% lực lượng lao động tích cực tìm việc làm, đào tạo nâng cao cho nhân viên để phát triển các kỹ năng mới thuyết phục nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
2. Công nghệ: Công nghệ cao luôn đắt tiền nhưng Lavinsky tin rằng mức độ tăng năng suất sẽ là ưu thế đè bẹp giá cao. Ngoài ra, đầu tư cho công nghệ mới còn tiết kiệm nhiều khoản chi phí khác như năng lượng, nhiên liệu…"Máy tính mới sẽ nâng cao năng suất 30%. Khi có một công cụ làm việc nhanh hơn, nhân viên có thể hoàn thành nhiều việc hơn và ngay lập tức bạn có thể thu được lợi nhuận ." Lavinsky khẳng định
3. Quản trị nguồn nhân lực: Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mở rộng và thuê thêm nhân viên, một bộ phận nhân sự tốt là phần không thể thiếu cho sự thành công, nhưng Lavinsky lưu ý rằng không phải công ty nào cũng có đủ điều kiện để xây dựng.Quản lý nhân sự buộc bạn phải xem nhân viên như là một tài sản đem lại lợi nhuận. Đối với những công ty có thể đủ khả năng để xây dựng bộ phận quản trị nhân sự hiệu quả sẽ đem đếm sự khác biệt giữa tăng trưởng và trì trệ.
4. Giám đốc tài chính hay tư vấn tài chính: David Rudofsky, Chủ tịch của công ty tư vấn Rudofsky Associates, khuyên doanh nghiệp đầu tư để thuê Giám đốc tài chính. Tuy nhiên, việc trả lương cho một giám đốc làm toàn thời gian sẽ không phù hợp với ngân sách của nhiều doanh nghiệp. Thay vào đó, bạn có thể thuê dịch vụ tư vấn tài chính hoặc một nhân viên làm việc bán thời gian để tiết kiệm chi phí. Khi doanh nghiệp phát triển đến một mức nào đó, bạn sẽ cần một người am hiểu để quản lý tài chính hiệu quả, tránh sai sót, thất thoát.
5. Mua lại: "Theo truyền thống vào cuối mỗi cuộc suy thoái, luôn có những cơ hội để sát nhập, nhưng đó không phải là một giải pháp cho vấn đề kinh doanh hiện tại - mua lại một doanh nghiệp khác đòi hỏi sự ổn định trong hoạt động của nội bộ của chính công ty đó. Tôi đánh giá cao các công ty đi mua lại có một mô hình kinh doanh tốt và là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ hơn là những thương vị mua lại để giải quyết các vấn đề tồn tại trong kinh doanh." Rudofsky nói.
Theo doanhnhansaigon.vn