Dưới đây là 10 nguyên tắc cốt lõi của nghệ thuật tiếp thị qua truyền thông xã hội, nhằm giúp bạn phát huy tối đa hiệu quả các hoạt động này, có được một nền tảng tốt phục vụ khách hàng và phát triển thương hiệu.
1. Nguyên tắc Lắng nghe
Người ta chỉ có thể đạt được thành công với các công cụ marketing truyền thông xã hội bằng cách nói ít hơn, lắng nghe nhiều hơn. Hãy đọc những nội dung mà khách hàng mục tiêu của bạn chia sẻ trên mạng, tham gia các cuộc thảo luận của họ để nắm được những phản hồi của họ, cũng như hiểu được những gì được họ coi trọng. Chỉ khi ấy, bạn mới có thể tạo ra được những
sản phẩm nội dung phù hợp bằng cách gia tăng giá trị cho cuộc sống của người khác.
2. Nguyên tắc Tập trung
Các cụ dạy: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Một chiến dịch truyền thông xã hội có độ tập trung cao nhằm xây dựng một thương hiệu mạnh sẽ có khả năng thành công lớn hơn việc cố gắng làm tất cả mọi việc, hướng đến tất cả mọi đối tượng.
3. Nguyên tắc Chất lượng
Chất lượng đánh bại số lượng. Có 1000 người online, đọc, chia sẻ và nói về nội dung của bạn với những người xung quanh họ còn quan trọng hơn nhiều so với việc có 10000 người đến với bạn một lần và sau đó không bao giờ trở lại.
4. Nguyên tắc Nhẫn nại
Truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung không thể đong đếm hiệu quả tức thì hay chỉ sau một đêm. Để có được thành công, cần có thời gian, thậm chí là nhiều thời gian.
5. Nguyên tắc Phức hợp
Nếu bạn đưa ra công chúng một nội dung thú vị, hấp dẫn, chất lượng cao, và xây dựng nên một cộng đồng những độc giả online, bao gồm những người theo dõi thường xuyên, độc giả có chiều sâu, đến lượt những độc giả này sẽ chia sẻ nội dung của bạn với cộng đồng xung quanh họ thông qua Twitter, Facebook, LinkedIn, hoặc trên blog của họ, hay trên các công cụ giao tiếp xã hội khác.
Việc chia sẻ và thảo luận những nội dung của bạn sẽ dẫn lối cho những công cụ tìm kiếm như Google nhận thấy và xác lập những từ khóa cho chúng. Những lối mòn như thế này sẽ dần dần lớn lên tới khi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con đường đưa mọi người đến với bạn.
6. Nguyên tắc Ảnh hưởng
Hãy dành thời gian tìm kiếm những nhân vật có ảnh hưởng lớn trên mạng trong lĩnh vực mà bạn đang truyền thông, những người có thể có hứng thú với sản phẩm, dịch vụ hay công vệc kinh doanh của bạn. Tạo lập mối quan hệ với họ.
Nếu bạn xuất hiện trong tầm phủ sóng của họ với tư cách một nguồn tin đang tin cậy, họ có thể xem xét chia sẻ những thông tin hữu ích của bạn với những độc giả của họ, và như vậy, bạn đã có được mức độ lan truyền rộng rãi hơn.
7. Nguyên tắc Giá trị
Nếu bạn dùng toàn bộ thời gian trên mạng xã hội, trực tiếp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn, mọi người sẽ không ngừng theo dõi. Bạn phải đem thêm giá trị vào các cuộc trao đổi, tập trung ít hơn vào những trao đổi ít chiều sâu để tạo ra những nội dung thu hút và phát triển những mối quan hệ với những người có ảnh hưởng trên thế giới mạng. Khi đó, những người này sẽ là chất xúc tác cho công tác tiếp thị truyền miệng của bạn.
8. Nguyên tắc Đền đáp
Ngoài đời thực, bạn sẽ không lờ đi những người đã chìa tay ra với bạn, nên cũng đừng lờ ai đi trên thế giới mạng. Xây dựng các mối quan hệ là một trong những phần quan trọng nhất của tiếp thị dùng truyền thông xã hội, vì vậy hãy đền đáp lại bất cứ ai đã từng giúp đỡ bạn. Chắc hẳn bạn không phải là loại “qua cầu rút ván”, phải không ?
9. Nguyên tắc Tiếp cận
Đừng chỉ đưa ra những nội dung của mình rồi sau đó biến mất như một bóng ma. Điều đó có nghĩa là bạn phải luôn tương tác với độc giả của mình, tham gia vào các cuộc trao đổi. Những người theo dõi nội dung của bạn có thể dễ dàng thay thế bạn bằng một nguồn khác nếu bạn biến mất một cách bí ẩn một thời gian mà không để lại tăm hơi gì.
10. Nguyên tắc tương hỗ
Bạn không thể mong đợi người khác chia sẻ nội dung của bạn và nói về nó nếu chính bạn không làm như thế. Chính vì vậy, một phần thời gian của bạn trong truyền thông xã hội cần đưojc dành cho việc chia sẻ và thảo luận về nội dung được xuất bản của những người khác.