UBCK giải đáp thắc mắc về việc CBTT theo Thông tư 09

Vietstock) – Thông tư 09/2010/TT/BTC do Bộ Tài chính ban hành thay cho Thông tư 38/2007/TT/BTC về việc công bố thông tin (CBTT) trên Thị trường chứng khoán đã có hiệu lực sau ngày ký 15/01/2010. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có giải đáp về những thắc mắc của các đơn vị có liên quan, các nhà đầu tư, cổ đông nội bộ về vấn đề này.

Theo nội dung Thông tư, các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, cổ đông có thể thực hiện CBTT bằng nhiều phương tiện và hình thức như fax, email, website, trang thông tin điện tử....và các phương tiện tiện truyền thông khác.

Những câu hỏi và câu trả lời sẽ phần nào giúp các Doanh nghiệp và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về nội dung Thông tư mới này.

Cty con chưa niêm yết thuộc Tổng Cty mẹ cũng phải thực hiện nghĩa vụ CBTT

Câu hỏi: Ngày công bố thông tin sẽ được tính như thế nào, có tính cộng dồn ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật hay ngày nghỉ lễ không?

Đối với ngày thực hiện báo cáo và công bố thông tin trong thời hạn 3 ngày, 7 ngày thì được tính theo ngày làm việc (trừ ngày lễ theo quy định của Bộ luật Lao động).

Cổng thông tin Tài chính - Chứng khoán Vietstock hiện đang tiếp tục triển khai và đẩy mạnh Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp CBTT. Chương trình nhằm giúp các Doanh nghiệp thực hiện CBTT đúng quy định của Bộ Tài chính, đồng thời làm cầu nối giữa Doanh nghiệp và cộng đồng nhà đầu tư trong việc cung cấp thông tin chuẩn xác, kịp thời. Các Doanh nghiệp có thể tìm hiểu và tham gia chương trình  tại: http://www.vietstock.vn/tabid/94/default.aspx

Quy định về báo cáo vào công bố thông tin trong thời hạn 10 ngày, 25 ngày, 45 ngày và 60 ngày (từ trên 7 ngày trở lên) được tính theo ngày bình thường, bao gồm cả ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Câu hỏi: Hiện tại Công ty mẹ của CTCP Vinaconex 27 là Tổng CTCP Vinaconex (đã niêm yết), vậy CTCP Vinaconex 27 (hiện chưa là công ty đại chúng, chưa niêm yết trên sàn) có phải công bố thông tin theo quy định của TT09/2010/TT-BTC là người liên quan với Tổng công ty Vinaconex (công ty mẹ, công ty con) không?

Theo quy định tại điểm đ khoản 34 Điều 6 Luật Chứng khoán, người có liên quan bao gồm “đ) Công ty mẹ, công ty con”.

Do đó, CTCP Vinaconex 27 là công ty con thuộc Tổng CTCPVinaconex (công ty mẹ) và được coi là người có liên quan, như vậy CTCP Vinaconex 27 phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của người có liên quan tại Thông tư 09/2010/TT-BTC.

Câu hỏi: Theo quy định tại điểm 2.2 Mục I Tổ chức niêm yết có thể ủy quyền cho nhiều hơn 1 người thực hiện công bố thông tin không?

Tổ chức niêm yết chỉ ủy quyền cho 1 nhân viên công bố thông tin. (Khoản 3, Mục I, Thông tư 09 có hướng dẫn về việc thay đổi người được ủy quyền CBTT).

Câu hỏi: Theo quy định tại điểm 2.4 Mục I khi nhận được nội dung công bố thông tin từ các đối tượng phải CBTT, SGDCK phải công bố theo phương án nào dưới đây?

- Phương án 1: SGDCK sẽ tiến hành công bố ngay. Sau đó SGDCK sẽ có công văn yêu cầu các đối tượng phải CBTT bổ sung thêm các tài liệu chứng minh liên quan ví dụ như Biên bản họp ĐHĐCĐ/HĐQT, Nghị quyết (nếu cần thiết). Nếu thông tin công bố chưa chính xác  sẽ yêu cầu đính chính nội dung đã công bố và có văn bản giải trình gửi UBCK và SGDCK.

- Phương án 2: SGDCK chỉ công bố thông tin khi công ty bổ sung đầy đủ hồ sơ.

Kiến nghị UBCKNN hướng dẫn phương án thực hiện để thống nhất giữa các SGDCK.

SGDCK thực hiện CBTT theo phương án 1.

Câu hỏi: Theo quy định tại điểm 2.3.3 Mục I thì SGDCK sẽ thực hiện công bố thông tin ngay khi nhận được thông báo của các đối tượng phải CBTT bằng một trong các hình thức: email, bản fax, bản cứng hay SGDCK chỉ công bố thông tin khi nhận đầy đủ cả email và bản fax (hoặc bản cứng)?

Trường hợp này SGDCK thực hiện công bố thông tin ngay khi nhận được thông báo của các đối tượng phải CBTT bằng một trong các hình thức: email, bản fax, bản cứng.

Câu hỏi: Quy định tại điểm 1.4 Mục IV mâu thuẫn với quy định tại khoản 3, Điều 17 Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết: “Thông báo họp ĐHĐCĐ phải được gửi trước ít nhất 15 ngày trước ngày họp ĐHĐCĐ”. Đề nghị UBCKNN hướng dẫn thêm.

Việc thông báo họp ĐHĐCĐ vẫn phải gửi cho các cổ đông chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc. Ngoài ra, chậm nhất là 7 ngày trước khi họp ĐHĐCĐ, công ty phải đăng lên trang Website để nhà đầu tư tham khảo (cổ đông hoặc nhà đầu tư tiềm năng).

Câu hỏi: Tại điểm 4.2 Mục IV  Đề nghị làm rõ 3 ngày làm việc tính từ ngày đối tượng báo cáo gửi báo cáo hay từ lúc UBCKNN, SGDCK nhận được báo cáo. Nếu tính từ thời gian UBCKNN, SGDCK nhận, thời gian giao dịch sẽ bắt đầu tính sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo.

Là ngày gửi tính theo dấu bưu điện, fax, email…theo quy định tại điểm 2.3.3 Mục I.

Câu hỏi: Quy định tại khoản 3 Mục I, trong trường hợp người CBTT là CT HĐQT/Tổng GĐ thì có cần phải thực hiện đăng ký hay không?

Công ty phải đăng ký nội dung gồm:

Người đại diện theo pháp luật: tên, chức danh (Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc).

Người được ủy quyền CBTT

Câu hỏi: Quy đinh tại khoản 5 Mục II đề nghị làm rõ việc mua CP quỹ nhằm bình ổn Thị trường theo kế hoạch được UBCK chấp thuận có phải công bố thông tin không?

Sau khi được UBCKNN chấp thuận, công ty phải CBTT trên thị trường nhưng không quy định thời hạn công bố trước khi thực hiện.

Câu hỏi: Điểm 1.1 khoản 1 Mục IV, thông thường ĐHCĐ thường niên thông qua tổ chức kiểm toán cho năm tiếp theo. Tuy nhiên đến thời điểm kiểm toán thì tổ chức kiểm toán này không được UBCK Nhà nước chấp thuận kiểm toán cho các CTNY. Vấn đề này giải quyết thế nào?

Trường hợp năm kiểm toán mỗi công ty kiểm toán được chấp thuận không được UBCKNN lựa chọn cho năm mới, thì Hội đồng quản trị phải xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để cùng đồng ý cho HĐQT lựa chọn tổ chức kiểm toán mới.

Câu hỏi: Quy định tại điểm 1.2.4 Mục IV, vấn đề lưu trữ bản mềm thông tin tại website thì thế nào?

Tổ chức niêm yết có thể lựa chọn hình thức lưu trữ (ấn phẩm điện tử hoặc bản mềm thông tin tại Website).

Câu hỏi: Tại điểm 1.4 Mục IV, trong trường hợp Đại hội đồng cổ đông bất thường thì việc cung cấp tài liệu như thế nào?

ĐHCĐ bất thường cũng như vậy, và thực hiện theo quy định tại điểm 4.3 khoản 4 Mục I “….Trang thông tin điện tử phải có Điều lệ công ty, Quy chế quản trị nội bộ, Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính định kỳ phải công bố theo quy định và các vấn đề liên quan đến kỳ họp ĐHĐCĐ…”

Câu hỏi: Điểm 2.1.2 Mục IV, giá trị tổng tài sản được tính tại thời điểm nào?

Giá trị tài sản tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất.

Câu hỏi: Điểm 2.1.2 Mục VIII Các thông tin định kỳ, bất thường và theo yêu cầu của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch về ngày đăng ký cuối cùng theo quy định tại khoản 1, 2 và 3, Mục IV Thông tư này. Đề nghị giải thích rõ.

Các thông tin định kỳ, bất thường và thông tin về ngày đăng ký cuối cùng và theo yêu cầu của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch.

Câu hỏi: Việc công bố báo cáo về thực hiện quản trị công ty quy định tại mục nào của Thông tư 09/2010?

Theo quy định tại khoản 6 Mục IV thì tổ chức niếm yết có nghĩa vụ báo cáo định kỳ quý và năm cho UBCKNN và SGDC về việc thực hiện quản trị công ty theo Phụ lục XIII.

Câu hỏi: Tại điểm 2.3.3 khoản 2 Mục I thì ngày công bố thông tin có thể là ngày công khai trên Website của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp chỉ cần công bố thông tin qua Web?

Theo quy định tại điểm 2.3.3 khoản 2 Mục I Thông tư là quy định đối với thời gian nộp công bố thông tin được tính là ngày gửi theo dấu bưu điện, ngày gửi fax, gửi email, ngày công khai trên Website…còn các đối tượng công bố thông tin phải thực hiện việc công bố thông tin qua phương tiện và hình thức quy định tại khoản 4 Mục I và cụ thể tại các Mục trong Thông tư này.

Câu hỏi: Báo cáo về quy chế quản trị của hội đồng quản trị, thời gian công bố chậm nhất là bao nhiêu ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính (trong quy chế quản trị công ty có ghi công ty bắt buộc phải công bố nhưng không ghi ngày phải công bố)?

Trường hợp này, với báo cáo tài chính quý là trước ngày thứ 30 của tháng đầu quý tiếp theo (khoản 6 Mục IV Thông tư 09) và báo cáo năm là chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm (điểm 1.4 khoản 1 Mục II Thông tư 09).

Câu hỏi: Tài sản của CTCPcó vốn nhà nước chi phối, nay UBND tỉnh ra Quyết định mua lại, như thế có đúng không?

Trường hợp này nhà nước hiện đang nắm giữ cố phần chi phối trong công ty, nên việc ra quyết định mua lại của 01 tổ chức là nhà nước (UBND) là đúng pháp luật.

Câu hỏi: Công bố thông tin gồm 3 loại: CBTT định kỳ, CBTT bất thường, CBTT theo yêu cầu. Xin hỏi khi ủy quyền cho nhân viên CBTT có được ủy quyền một phần trong các CBTT theo quy định hay phải ủy quyền toàn bộ các thông tin theo yêu cầu?

Trường hợp này có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ cho người được ủy quyền.

Câu hỏi: Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCK/SGD. Điều này có nghĩa là công ty niêm yết không cần phải gửi thông tin cần công bố đến UBCK/SGD trước khi đưa lên website của công ty và các phương tiện thông tin đại chúng?

Đúng, khi công ty có thông tin cần công bố thì ngoài việc báo cáo với UBCK, công ty cũng đồng thời đăng Web của công ty và các phương tiện thông tin đại chúng khác trong cùng 1 thời điểm.

Câu hỏi: Cho phép tổ chức công bố thông tin lựa chọn kỳ kế toán linh hoạt, đây là quy định tại Thông tư 38 hay Thông tư 09? Nếu là TT09 thì có bị chéo so với quy định tại Luật Doanh nghiệp hay không, vì Luật DN quy định kỳ kế toán từ 1/1 đến 31/12.

Kỳ kế toán quy định tại Thông tư 09/2010 là áp dụng theo quy định tại Điều 13 Luật Kế toán.

Câu hỏi: Quy định về công bố thông tin tại TT09 có được áp dụng cho các BCTC Quý 4/2009 và năm 2009 hay không?

Vì Thông tư 09 có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2010 nên báo tài chính quý 4/2009 thì thực hiện báo cáo theo Thông tư 38/2007, còn báo cáo tài chính năm 2009 có thể thực hiện theo TT 09/2010.

Không còn là CĐ lớn CBTT trong vòng 24h sau khi có sự thay đổi đầu tiên về số lượng cp sở hữu

Câu hỏi: Theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC, cổ đông lớn của tổ chức niêm yết và tổ chức đăng ký giao dịch phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo cả hai quy định tại khoản 4 Mục II và khoản 4 Mục IV, hay chỉ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Mục IV? Đề nghị hướng dẫn cụ thể.

Theo Thông tư 09/2010 cổ đông lớn của công ty niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch phải thực hiện công bố thông tin những nội dung sau:

* Đối với công ty niêm yết:

- Cổ đông lớn và người liên quan khi có ý định mua, bán cổ phiếu của công ty niêm yết phải báo cáo SGDCK/UBCKNN trước khi thực hiện ít nhất 3 ngày làm việc để công bố thông tin (CBTT) trên phương tiện thông tin của SGDCK.

- Thời gian giao dịch không quá 2 tháng kể từ ngày báo cáo với SGDCK/UBCKNN. Thời gian giao dịch được bắt đầu sau 24 giờ kể từ khi SGDCK công bố thông tin về giao dịch của cổ đông lơn;

- Trường hợp cổ đông lớn sau khi giao dịch (bán ra cổ phiếu) mà không còn là cổ đông lớn, thì phải báo cáo SGDCK/UBCKNN trong vòng 24 giờ kể từ khi không còn là cổ đông lớn.

- Trong vòng 3 ngày kể từ ngày hoàn tất giao dịch, cổ đông lớn của công ty niêm yết phải báo cáo cho SGDCK/UBCKNN về việc thay đổi sở hữu cổ phiếu hoặc không thực hiện được và lý do.

- Cổ đông lớn phải báo cáo SGDCk/UBCKNN ít nhất 3 ngày và chỉ được giao dịch sau 24 giờ kể từ khi SGDCK CBTT.

* Đối với cổ đông lớn của công ty đại chúng (không niêm yết):

- Cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo UBCKNN/SGDCK trong thời hạn 7 ngày khi giao dịch (mua, bán hoặc thay đổi tỷ lệ mà không do giao dịch) từ 1% trở lên.

- Cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo UBCKNN/SGDCK trong vòng 24 giờ khi có sự thay đổi đầu tiên mà dẫn đến không còn là cổ đông lớn của công ty đại chúng. Sau khi đã báo cáo về thay đổi dẫn đến không còn là cổ đông lớn trong vòng 24 giờ, thì trong vòng 7 ngày kể từ ngày hoàn tất giao dịch kể từ khi thực hiện cổ đông lớn phải báo cáo UBCKNN/SGDCK về tình hình gia dịch nói trên.

Câu hỏi: Cổ đông sáng lập của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch sau thời gian cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng, nếu cổ đông sáng lập đồng thời là cổ đông lớn thì có phải báo cáo trong trường hợp có giao dịch cổ phiếu theo quy định về CBTT của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch không?

Các ràng buộc về CBTT đối với cổ đông sáng lập chỉ hạn chế trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (khoản 5 Điều 85 Luật Doanh nghiệp), sau thời gian nói trên nếu cổ đông sáng lập là cổ đông nội bộ hoặc cổ đông lớn thì mới phải thực hiện theo nghĩa vụ công bố thông tin tương ứng.

Câu hỏi: Quy định tại điểm 4.1 Mục IV, Cổ đông nội bộ bao gồm cả cổ đông lớn của công ty? Trường hợp là người liên quan đến cổ đông lớn có phải thực hiện CBTT hay không?

Do có hiểu sai quy định về cổ đông nội bộ. Thông tư đã quy định rất rõ cổ đông nội bộ; cổ đông lớn; người liên quan riêng. Trường hợp cổ đông nội bộ là cổ đông lớn thì chỉ cần báo cáo cổ đông nội bộ thôi.

Câu hỏi: Điểm 1.3 Mục V, CTCK chỉ là đầu mối tổ chức quản lý sổ cổ đông cho các CTCP chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch. Do vậy, việc xác định giá sẽ rất khó khăn và không có căn cứ. Đề nghị giải thích rõ hơn để CTCK có thể thực hiện.

Quy định này đới với trường hợp công ty chứng khoán có phát sinh nghiệp vụ môi giới chứng khoán chưa niêm yết. Trường hợp công ty chứng khoán không thực hiện nghiệp vụ này thì không phỉa thực hiện quy định này.

Câu hỏi: Theo quy định tại khoản 3 Mục I Thông tư, trong vòng 24h sau khi có sự thay đổi đầu tiên về số lượng cổ phiếu sở hữu làm cho tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan không còn là cổ đông lớn thì phải thực hiện báo cáo cho cty đại chúng, UBCK, SGDCK… Như vậy, nhà đầu tư có rất ít thời gian để thực hiện báo cáo đúng hạn, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài khi mà có sự chênh lệch múi giờ, giao dịch vào ngày thứ 6, lễ, tết…Đối với trường hợp được ủy quyền báo cáo thay, cần phải tính đến thời gian chờ nhận xác nhận của nhà đầu tư. Xin Ủy ban cho ý kiến, giải pháp với vấn đề trên và liệu có thể chấp nhận bản fax không?

Theo quy định tại khoản 4 Mục I Thông tư quy định về phương tiện và hình thức công bố thông tin bao gồm fax, email, website, ....do vậy đối tượng công bố thông tin có thể chọn một trong các phương tiện đó và sau đó phải gửi bản chính (có dấu) cho UBCKNN/SGDCK.

Câu hỏi: Cổ đông được ủy quyền quản lý phần vốn Nhà nước trên 5% có được gọi là cổ đông lớn hay không?

Cổ đông lớn là cổ đông nắm giữ trên 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết (kể cả có hay không phải là cổ đông nhà nước), nên trường hợp này được coi là cổ đông lớn.

Câu hỏi: Cổ đông thôi nắm quyền sở hữu phần vốn đại diện của Nhà nước do đến tuổi nghỉ hưu có phải công bố thông tin không?

Trường hợp này, khi cổ đông thôi nắm quyền sở hữu phần vốn Nhà nước nhưng thuộc đối tượng là người có liên quan thì cổ đông này vẫn phải tuân thủ việc công bố thông tin theo quy định tại TT 90/2010.

Câu hỏi: Cổ phiếu của Công đoàn Công ty đại chúng có được chuyển nhượng cho cổ đông không phải đoàn viên công đoàn của công ty hay không? Nếu được chuyển nhượng cho công đoàn bên ngoài có cần xin ý kiến của các đoàn viên công đoàn hay không? Tỷ lệ thông qua là bao nhiêu? (ví dụ: 65% đoàn viên chấp thuận).

Trong trường hợp này, Công đoàn công ty có được tự chuyển nhượng cho cổ đông không phải là đoàn viên công đoàn của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Việc chuyển nhượng này là do cá nhân Công đoàn tự thỏa thuận chuyển nhượng cho nhau, không cần phải thông qua các thành viên khác.

Câu hỏi: Việc báo cáo chuyển nhượng của cổ đông lớn do cổ đông thực hiện hay do công ty đại chúng?

Trường hợp này do cổ đông quyết định (nếu không tự thực hiện được thì có thể ủy quyền lại cho công ty).

Câu hỏi: Trường hợp thay đổi tỷ lệ sở hữu (5%) của cổ đông lớn là do công ty đại chúng phát hành tăng vốn thì có phải báo cáo UBCK không?

Trường hợp này vẫn báo cáo bình thường.

Câu hỏi: Đối với chứng chỉ quỹ niêm yết có bắt buộc phải báo cáo sở hữu cổ đông lớn giống như cổ phiếu niêm yết không? Vì hiện nay không có định nghĩa nhà đầu tư lớn, tuy nhiên SGDCK vẫn yêu cầu phải báo cáo?

Theo quy định tại điểm 5.2 khoản 5 Mục II thì chứng chỉ quỹ niếm yết vẫn phải báo cáo với SGDCK về tỷ lệ sở hữu giống như báo cáo cổ đông lớn của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch.

“Sự thay đổi đầu tiên” là tính từ ngày hoàn tất giao dịch (ngày T+3)

Câu hỏi: Nhà đầu tư có thể được phép đăng ký với UBCKNN/SGDCK việc mua và bán cùng một cổ phiếu trong cùng một khoảng thời gian nhất định, miễn là nhà

Về việc cổ đông lớn đăng ký mua/bán cùng một loại cổ phiếu trong cùng một khoảng thời gian nhất định (nhưng không được thực hiện mua/bán trong cùng một ngày) thì ngoài việc thực hiện quy định tại điểm 1 nói trên, trường hợp mỗi lần giao dịch mua/bán cổ phiếu trong tổng số lượng đã đăng ký nhưng chưa hết thời hạn dự kiến giao dịch mà làm cho số lượng cổ phiếu sở hữu thay đổi vượt quá 1% thì phải báo cáo về sự thay đổi cho từng lần giao dịch đó trong vòng 7 ngày kể từ khi thay đổi tỷ lệ.

Câu hỏi: Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền cho thành viên lưu ký thực hiện CBTT, các nội dung trong mẫu ủy quyền của hai bên sẽ thực hiện theo quy định nào? Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài có sử dụng mạng SWIFT thì nội dung ủy quyền qua SWIFT có hiệu lực không?

Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền cho thành viên lưu ký thực hiện CBTT thì các nội dung ủy quyền sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau và phải báo cáo với SGDCK/UBCKNN trước khi thực hiện. Việc nhà đầu tư nước ngoài sử dụng mạng SWIFT thì nội dung ủy quyền qua SWIFT cũng được coi là hiệu lực.

Câu hỏi: Trường hợp các quỹ đầu tư (có Mã số giao dịch chứng khoán riêng biệt) nhưng lại có cùng người đại diện (công ty quản lý quỹ) đầu tư vào 1 công ty niêm yết, nếu tính riêng từng quỹ đầu tư thì không phải là cổ đông lớn của công ty niêm yết đó nhưng nếu tính tổng số cổ phiếu sở hữu của tất cả các quỹ đầu tư thì có thể đạt mức sở hữu 5% của công ty niêm yết. Như vậy, công ty quản lý quỹ hoặc từng quỹ đầu tư có bắt buộc phải báo cáo cho UBCKNN và SGDCK hay không?

Trường hợp các quỹ đầu tư có các mã giao dịch riêng nhưng lại có cùng người đại diện đầu tư vào một công ty niêm yết thì sẽ tính riêng từng quỹ (do mỗi quỹ có mã số giao dịch khác nhau được tính riêng cho từng nhà đầu tư). Các quỹ đầu tư này do một người làm đại diện không phải tính cho người liên quan, nên sẽ không gộp để tính cho cổ đông lớn.

Trường hợp, từng quỹ sở hữu cổ phần đạt trên 5% số cổ phần tại một công ty niêm yết thì được coi là cổ đông lớn.

Câu hỏi: Quy định tại điểm 4.3 Mục II “Sự thay đổi đầu tiên” là tính từ lúc lệnh giao dịch được khớp hay tính từ lúc kết thúc chu kỳ thanh toán (T+3)?

Trường hợp này được quy định kể từ ngày hoàn tất giao dịch (ngày T+3).

Câu hỏi: Tại khoản 4.4 Mục IV đề nghị làm rõ trong trường hợp không thực hiện hết số lượng đã đăng ký có cần phải báo cáo lý do không?

Trường hợp không thực hiện hết số lượng đã đăng ký cũng cần phải báo cáo lý do.

Câu hỏi: Tại điểm 4.1 khoản 4 Mục II, ai là người đại diện cho nhóm người có liên quan thực hiện việc công bố thông tin khi có trường hợp phát sinh?

Người thực hiện giao dịch làm thay đổi tỷ lệ phải CBTT (bao gồm tất cả người liên quan).

Câu hỏi: Nơi nhận báo cáo của quỹ đầu tư tại UBCKNN trực tiếp là bộ phận nào?

Đề nghị công ty gửi về UBCKNN (Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán), fax 043.9340739.

Công ty phải công bố cả hai loại báo cáo bán niên và quý

Câu hỏi: Theo quy định tại điểm 1.1.4 Mục VI của Thông tư 09/2010/TT-BTC về việc đăng báo đối với báo cáo tài chính, công ty phải đăng những nội dung gì? Vì nếu đăng toàn văn báo cáo tài chính/tài sản năm đã kiểm toán thì sẽ mất rất nhiều kinh phí cho doanh nghiệp (mỗi báo cáo khoảng 21 trang A4).

Công ty chỉ phải đăng báo về việc nộp báo cáo tài chính năm cho UBCKNN và ý kiến của kiểm toán trên 01 số báo có phạm vi phát hành trên toàn quốc và kèm theo địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải toàn văn báo cáo tài chính hoặc địa chỉ cung cấp báo cáo tài chính để nhà đầu tư tham khảo.

Câu hỏi: Tại điểm 1.1 Mục IV trong trường hợp tổ chức kiểm toán được chấp thuận nhưng kiểm toán viên ký BCTC chưa được chấp thuận thì xử lý như thế nào?

Trường hợp này SGDCK cần yêu cầu BCTC phải được ký bởi kiểm toán viên được chấp thuận, đồng thời báo cáo UBCKNN xem xét lại tư cách của công ty kiểm toán được chấp thuận này.

Câu hỏi: Điểm 1.2 khoản 1 Mục IV, đề nghị làm rõ thời hạn nộp báo cáo của công ty mẹ là 25 ngày kể từ ngày kết thúc quý, còn thời hạn nộp báo cáo hợp nhất là 50 ngày kể từ ngày kết thúc quý; hay thời hạn nộp báo cáo của công ty mẹ và báo cáo hợp nhất là 50 ngày kể từ ngày kết thúc quý?

Thời hạn nộp báo cáo của công ty mẹ là 25 ngày và báo cáo hợp nhất là 50 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Câu hỏi: Điểm 1.2.4 Mục IV tổ chức niêm yết phải công bố việc nộp báo cáo hay là Báo cáo tài chính quý của các tổ chức niêm yết?

Trường hợp này là CBTT về việc đã nộp báo cáo tài chính quý của tổ chức niêm yết và đường link đến nội dung BCTC.

Câu hỏi: Quy định về công bố báo cáo kiểm toán về báo cáo tài năm trên 01 số báo trung ương có nghĩa chỉ công bố thư của kiểm toán là đủ, như thế nhiều doanh nghiệp có nội dung thông tin giống nhau nên sẽ không có ý nghĩa vì không đủ thông tin?

Việc đang tải đầy đủ báo cáo tài chính trên 01 số báo sẽ gây tốn kém cho các doanh nghiệp, nên Thông tư chỉ quy định, ngoài việc đăng tải báo cáo kiểm toán còn kèm theo địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải toàn bộ báo cáo tài chính hoặc địa chỉ cung cấp báo cáo tài chính để nhà đầu tư tham khảo trên 01 tờ báo. Như vậy, nhà đầu tư muốn biết đầy đủ thông tin có thế truy cập vào trang thông tin điện tử mà công ty đã cung cấp.

Câu hỏi: Việc báo cáo kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết khi có sự chênh lệch 10% trở lên của giữa ký báo cáo so với cùng kỳ báo cáo năm trước, như vậy doanh nghiệp phải báo cáo 4 lần trong 1 năm nếu cả 4 qúy đều có biến động về chênh lệch trên?

Trường hợp này, công ty sẽ phải báo cáo đồng thời với báo cáo tài chính quý và có giải thích rõ nguyên nhân dẫn đến những biến động trên.

Câu hỏi: Công ty niêm yết phải nộp báo cáo bán niên được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý 2. Vậy công ty niêm yết có phải công bố thông tin về BCTC quý 2 trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày kết thúc quý 2?

Trường hợp này công ty phải cống bố cả hai loại báo cáo (bán niên và quý).

Vietstock (Theo UBCKNN)


Các tin khác