Theo chiều ngược lại, các ngân hàng hoạt động theo luật Sharia (Islamic banks) sẽ không nhận các tài sản thế chấp để cho vay như hình thức thông thường, khi có một khách hàng muốn vay vốn và đảm bảo bằng tài sản, họ sẽ mua đứt tài sản đó từ người đi vay, và sau đó cho người đi vay đó thuê lại (ijara) hoặc bán lại (ngay sau khi mua) cho người đi vay với một mức giá cao hơn theo hình thức trả góp (murahaba).
Ngân hàng đầu tiên hoạt động theo luật Sharia chỉ mới xuất hiện năm 1963 tại Hy Lạp, ngày nay rất nhiều ngân hàng lớn như HSBC, Citigroup, UBS, Deutsche Bank, Standard Chartered... có các bộ phận hoạt động theo luật Hồi giáo. Sự phát triển mạnh mẽ của Islamic finance bắt đầu sau sự kiện 11/09, đồng thời với việc xuất hiện những dòng tiền mạnh mẽ từ các nước thuộc khối Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) nhờ hưởng lợi từ giá dầu cao. Trên thế giới hiện nay có hơn 250 tổ chức tài chính hoạt động, hoặc có các bộ phận hoạt động theo luật Sharia. Bên cạnh các quốc gia theo đạo Hồi tại Trung Đông, các quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn như Malaysia, Singapore, Anh cũng đang khuyến khích phát triển Islamic banking. Malaysia dự báo đến hết 2010, các hoạt động tuân theo Sharia sẽ chiếm 30% các hoạt động tài chính, Anh dự báo các hoạt động Islamic finance sẽ đạt 400 tỷ USD trên toàn thế giới và đặt mục tiêu trở thành trung tâm của Islamic finance toàn cầu.
Cũng tuân theo luật Hồi giáo, các loại trái phiếu Hồi giáo (Islamic bonds) được phát hành theo nguyên tắc "không trả lãi" tương tự và được gọi là sukuks. Năm 2006, để chuẩn bị cho việc thâu tóm lại P&O Ports, DP World - thuộc chính phủ Dubai, đã phát hành 3.5 tỷ USD sukuk với thời hạn 2 năm, đây là đợt phát hành sukuk lớn nhất tính đến nay. Để phù hợp với luật Sharia, những sukuks này không được trả lãi, thay vào đó giá trị trái phiếu sẽ được hoàn trả lại khi đáo hạn kèm theo quyền chuyển đổi một phần giá trị trái phiếu thành cổ phiếu DP World. Thị trường trái phiếu Hồi giáo lớn nhất hiện nay là Malaysia, với 75% lượng trái phiếu được phát hành hàng năm là
www.SAGA.vn - vuhoangnam