Idiosyncratic exchange (Mô hình trao đổi tính chất riêng) (Idiosyncratic Exchange )
Bản chất độc đáo của các nhiệm vụ và do vậy các kỹ năng của từng công nhân và cá ông chủ có được các độ tự do nhất định khi đề ra mức tiền công. Hầu hết các công việc đều có các tính chất riêng liên quan đến một số kỹ năng thích hợp cho từng hãng (đào tạo đặc thù). Vì lý do này mà khái niệm thị trường lao động cạnh tranh dựa trên cung và cầu của từng loại công việc là không đúng. Khí đó hầu hết các công việc đều mang tính duy nhất và không có thị trường bên ngoài.
Do kết quả của quá trình đào tạo chuyên dùng mà những công nhân hiện đang làm việc trong một hãng có được lợi thế so với những người ở ngoài hãng và theo một nghĩa nào đó những người đang làm việc này có một mức độc quyền về công việc của họ.

Đồng thời, sự kiểm soát tiềm tàng của người chủ đối với công nhân cũng tăng lên do việc đào tạo chuyên dùng của người công nhân chỉ có giá trị nhất cho người chủ hiện tại của mình. Điều này dẫn đến một tình huống giống với độc quyền song phương gắn liền với sự hợp lý có giới hạn do công nhân ở vào vị trí muốn tăng cường độc quyền của họ đối với kiến thức về công nghệ vì một phần công nghệ là không thể viết ra được và một phần khác là do quá trình cải tiến mà tự bản thân lực lượng làm việc này tạo ra.

Một muc đích quan trọng của thị trường lao động nội tại là trung hòa các vấn đề độc quyền song phương mới hình thành để cho nó không thu hút các nguồn lực của hãng gây phương hại cho cả công nhân và công việc quản lý. Do đó, các nguyên tắc của thị trường lao động nội tại được đề ra nhiều để ngăn chặn các cơ hội không cho các nhóm riêng tối ưu hóa dài hạn bằng cách phổ biến mối quan hệ trao đổi các tính chất riêng.

Cụ thể là, tiếp xúc cá nhân được thay thế bằng việc thương lượng tập thể và được viết dưới dạng các điều khoản không chính xác trong số mức tiền công được gắn chủ yếu với công việc chứ không phải là công nhân.

Việc đề bạt và đào tạo kỹ năng được hoàng trả bằng một cơ cấu tiền công nội tại có nghĩa là thu nhập chuyển khoản của những công nhân bậc cao thấp hơn tiền công hiện tại của họ. Công ty tỏ ra miễn cưỡng về sự chênh lệch này khi mà nó khuyến khích sự di chuyển lao động và đồng thời lại không khuyến khích công nhân tích lũy vốn kiến thức cần thiết trên bậc thang đề bạt.

Mô hình trao đổi tính chất riêng tạo nên một biến thế của lý thuyết hợp đồng (kinh tế học vi mô mới, các hợp đồng ẩn). Các bên tham gia trao đổi các tính chất riêng hoặc các tính chất không phải là tiêu chuẩn hóa, như chúng ta đã thấy về tính kích thích muốn phổ biến các quan hệ trao đổi. Điều này đòi hỏi việc đề ra một cơ cấu chi phối hay quy định nhằm hòa hợp mối quan hệ này.

Cơ cấu chi phối càng chi tiết (nghĩa là mức độ đặc thù riêng càng lớn) thì thị trường lao động sẽ càng phản ứng chậm đối với những thay đổi cơ bản trong tổng cầu do đặc tính lâu dài hơn của các cam kết về thể chế. Các độ trễ về giá khả biến và lâu dài sẽ nảy sinh và tính không phản ứng rõ ràng của tiền công với số lượng chứ không phải là giá cả là chịu sức mạnh chủ yếu của quá trình điều chỉnh tạm thời. Do vậy, việc trao đổi tính chất riêng làm thay đổi cơ chế lạm phát: những tác động của một nhiễu do lạm phát sẽ lan rộng hơn.

Tuy nhiên, những thỏa thuận bằng hợp đồng sẽ điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát cao hơn và biến động nhiều hơn. Nói một cách khác, mô hình này vẫn còn là hợp lý nhưng chỉ sau khi có làm lại hợp đồng. Các hãng và công nhân không có đủ tất cả các thông tin cần thiết về những trạng thái của thế giới trong tương lai cần thiết cho họ khi họ làm các hợp đồng và những thỏa thuận về thể chế, tuy nhiên sau một hời gian trế nhất định họ sẽ làm cho những thỏa thuận này thích hợp với môi trường thị trường đang thay đổi.

www.SAGA.vn


Các tin khác