CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
 
  1. Khả năng sinh lợi của DN và xu thế tăng trưởng trong tương lai: 

Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà DN tạo ra trong tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao thì hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn. Như vậy sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp.

2. Tình hình tài chính:

Một DN có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác, nhà đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn.

3. Mức độ tin cậy của BCTC:

Nếu BCTC của DN khi công bố không đảm bảo được tính tin cậy, chính xác thì sẽ làm doanh nghiệp mất uy tín trên thị trường và  ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào DN.

4. Tài sản hữu hình của DN:

Như ta đã biết, tài sản hữu hình của DN bao gồm cả nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị cũ, mới,…vì vậy, khi giá trị TSHH của DN càng lớn thì giá trị doanh nghiệp càng cao. Mặt khác, TSHH của DN ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ hiện tại và tương lai, cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm của DN trên thị trường. Điều này sẽ quyết định thị phần của DN và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.

5. Nguồn nhân lực:

Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Để đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tốt hay không thì thẩm định viên cần đánh giá trên các mặt sau: văn hoá của doanh nghiệp thể hiện qua triết lý kinh doanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; tiềm năng nhân sự của doanh nghiệp; năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là những lợi thế để hình thành nên giá trị vô hình của doanh nghiệp.

6. Trình độ quản lý:

Trong phần này, ta cần xem xét bộ máy quản trị của doanh nghiệp, xem xét trình độ quản lý của nhân viên thông qua việc xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm.

7. Vị trí địa lý

8. Chiến lược kinh doanh:


Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, các thẩm định viên cần đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đây là cơ sở để hình thành giá trị của doanh nghiệp; đó là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược hỗ trợ  bán hàng. Tuy nhiên, chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối đã được đề cập ở trên, vì vậy chúng tôi chỉ đề cập đến chiến lược giá và chiến lược hỗ trợ bán hàng.

Chiến lược giá thể hiện qua việc: Duy trì các chính sách ưu giá đãi cho khách hàng lớn, quen thuộc của công ty; Tăng số lượng sản phẩm trong một lần mua cho khách hàng bằng cách áp dụng các hình thức giảm giá; Xây dựng chương trình khuyến mãi giảm giá thông qua bán tặng phẩm của công ty cho khách hàng. Đây là cơ sở để tăng doanh thu, tăng giá trị của doanh nghiệp.

Chiến lược hỗ trợ bán hàng: được thực hiện thông qua những hình thức như quảng cáo, chào hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm, các hình thức khuyến mãi, tuyên truyền, cổ động và mở rộng quan hệ với công chúng....

9. Các khoản đầu tư của DN:


Khi định giá doanh nghiệp, ta cần xem xét các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn của DN, tỷ suất sinh lợi của các khoản đầu tư đó trong tương lai để điều chỉnh cho phù hợp.
Theo: SAGA

Các tin khác