Bài toán kế toán quản trị trong điều kiện không chắc chắn

Tạp chí kinh tế phát triển, 07-03-2008
Tùy theo mức độ tiếp cận chi tiết mà việc xác lập ảnh hưởng của yếu tố không chắc chắn trong các mô hình kế toán quản trị có thể được thực hiện theo một trong 2 phương thức sau:

- Xác định xác suất xảy ra các sự kiện và đưa vào mô hình ra quyết định. 

- Sử dụng các mô hình của thống kê, kinh tế lượng, và các mô hình kinh tế khác để dự báo cụ thể các yếu tố không chắc chắn  

Ví dụ, có số liệu về báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty K kinh doanh mặt hàng A trong tháng 9.05 như sau (sản lượng tiêu thụ 3.700 sp): 

ĐVT : 1.000đ 

 

Tổng số 

Tính cho 1 sp 

Tỷ lệ 

1. Doanh thu 

185.000 

50 

100% 

2. Biến phí 

140.600 

38 

76% 

3. Số dư đảm phí 

44.400 

12 

24% 

4. Định phí 

25.000 

   

5. Lợi nhuận 

19.400 

   

Trong tháng 10, bộ phận kinh doanh đề nghị giảm giá bán 3.000 đồng/sp, đồng thời tăng chi phí quảng cáo lên thêm 900.000 đồng, vì biện pháp này sẽ làm cho lượng tiêu thụ tăng, lợi nhuận sẽ tăng. Nhà quản trị đứng trước việc lựa chọn thực hiện hay không phương án kinh doanh trên. 

Theo cách thứ nhất, người ta xác định các sự kiện và các yếu tố không chắc chắn, sau đó tiến hành tính toán các xác suất xảy ra các sự kiện này trước khi đưa chúng vào mô hình ra quyết định kinh doanh. 

Giả sử rằng bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp dữ liệu từ việc điều tra chọn mẫu tại một số đại lý kinh doanh khi thực hiện biện pháp trên, như sau : sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30% - 45%, xác suất để mức sản lượng tiêu thụ tăng lên 30% là 70%, xác suất để mức sản lượng tiêu thụ tăng lên 45% là 30%. 

- Nếu mức sản lượng tiêu thụ tăng 30% thì : 

+ Số dư đảm phí tăng : (3.700 x 130% x 9.000) – 44.400.000 = -1.110.000  

+ Lợi nhuận tăng : -1.110.000 – 900.000 = - 2.010.000 đ (lợi nhuận giảm 2.010.000) 

- Nếu mức sản lượng tiêu thụ tăng 45% thì: 

+ Số dư đảm phí tăng: (3.700 x 145% x 9.000) - 44.400.000 = 3.885.000 đ 

+ Lợi nhuận tăng: 3.885.000 – 900.000 = 2.985.000 đ 

Như vậy, mức lợi nhuận tăng khi tính toán ảnh hưởng của nhân tố không chắc chắn là : - 1.100.000 x 70% + 2.985.000 x 30% = -512.000 đ ( lợi nhuận giảm 512.000 đồng) 

Như vậy, công ty không nên thực hiện phương án này. 

Theo cách thứ hai, căn cứ vào dữ liệu thống kê và sự thay đổi trong giá bán và chi phí quảng cáo để tính toán cụ thể về mức tăng sản lượng tiêu thụ. 

Giả sử rằng, dữ liệu về tình hình khối lượng tiêu thụ, giá bán và chi phí quảng cáo của mặt hàng này được thống kê như sau: 

Tháng 

Lượng sản phẩm tiêu thụ (cái) 

Giá bán (1.000 đ) 

Chi phí quảng cáo (1.000 đ) 

5.04 

3.011 

51 

3.361 

6.04 

4.857 

47 

4.533 

7.04 

4.220 

54 

4.401 

8.04 

2.542 

59 

3.323 

9.04 

2.967 

59 

3.515 

10.04 

3.194 

62 

3.837 

11.04 

4.340 

42 

4.179 

12.04 

3.082 

52 

3.535 

1.05 

3.449 

58 

3.910 

2.05 

3.120 

48 

3.202 

3.05 

3.616 

50 

3.795 

4.05 

3.494 

45 

3.722 

5.05 

4.129 

44 

4.108 

6.05 

3.326 

48 

3.594 

7.05 

3.742 

49 

3.885 

8.05 

4.627 

42 

4.428 

9.05 

3.700 

50 

3.905 

Ta thiết lập mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ với giá bán và chi phí quảng cáo qua phương trình hồi quy sau: 

 Y = b0 + b1X1 + b2X2 , trong đó: 

+ Y: sản lượng tiêu thụ 

+ X1: giá bán sản phẩm 

+ X2: chi phí quảng cáo 

+ b0: số hạng cố định 

+ b1: mức tác động đến lượng tiêu thụ khi giá bán thay đổi một đơn vị 

+ b2: mức tác động đến lượng tiêu thụ khi chi phí quảng cáo thay đổi đơn vị  

Ta có thể sử dụng công cụ Exel (Lệnh Tool/Data Analysis) để tính toán các giá trị thống kê đặc trưng và kết quả hồi quy đa biến. Tóm tắt kết quả hồi quy cho bởi Exel như sau: 

+ Mức độ tương quan: 0,987 

+ Hệ số xác định: 0,974 

+ Thông số độ dốc của biến giá cả: -34,56 

+ Thông số độ dốc của biến chi phí quảng cáo: 1,31 

+ Số hạng cố định: 326,06 

Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ với giá bán và chi phí quảng cáo: Y = 326,06 -34,56X1 + 1,31X2 

 Bây giờ ta tính toán mức sản lượng tiêu thụ và mức tăng giảm lợi nhuận khi giảm giá bán 3.000 đ/sp, tăng chi phí quảng cáo thêm 900.000 đ. Thay vào phương trình, ta có dự báo về lượng tiêu thụ: 

Y = 326,06 – 34,56 x 47 + 1,31 x 4.805 = 4.996 sp 

+ Số dư đảm phí tăng : (4.996 x 9.000) – 44.400.000 = 564.000 đ 

+ Lợi nhuận tăng : 564.000 – 900.000 = - 336.000 đ (lợi nhuận giảm 336.000 đ)  

Như vậy, không nên thực hiện phương án này. 

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, nhà quản trị doanh nghiệp thường xuyên đứng trước những tình huống, những điều kiện kinh doanh không chắc chắn. Các mô hình ra quyết định trong các bài toán kế toán quản trị hiện nay thường bỏ qua yếu tố rủi ro này hoặc thường chưa xác lập ảnh hưởng của nó một cách cụ thể và đáng tin cậy. 

Về lý thuyết, đó chính là việc vận dụng các công cụ hỗ trợ của lý thuyết xác suất thống kê, kinh tế lượng, toán kinh tế....để xác lập một cách cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố rủi trong các mô hình ra quyết định của bài toán kế toán quản trị nhằm nâng cao tính hiệu quả và hoàn thiện các mô hình này. 

Ở góc độ thực tiễn, trong điều kiện công nghệ và thông tin phát triển hiện nay, chúng ta có đủ điều kiện về dữ liệu và công cụ tính toán để có thể xác lập một cách cụ thể và đáng tin cậy ảnh hưởng các nhân tố không chắc chắn trong các mô hình ra quyết định kinh doanh. Vấn đề cần phải xét thêm ở đây là cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả đem lại. 

Như vậy, xét về mặt lý luận lẫn thực tiễn, việc tiếp tục hoàn thiện mô hình bài toán kế toán quản trị trong điều kiện kinh doanh không chắc chắn là điều cần thiết, nhằm làm cho kế toán quản trị ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành công cụ đáng tin cậy trong việc ra quyết định của nhà quản trị ª 

Tài liệu tham khảo: 

- Tập thể tác giả khoa kế toán trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Kế toán quản trị, NXB Thống kê. 

- Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB ĐHQG TP.HCM,, 2003 

- Robert S.Kaplan, Anthony A.Atkinson, Advanced Management Accounting, third Edition, Prentice Hall International, Inc.


Các tin khác