Khủng hoảng châu Âu tác động rất xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng.Các nước châu Âu phải đối mặt với dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chạy khỏi khu vực đồng euro (eurozone) với tốc độ mạnh hơn nếu khủng hoảng tài chính xấu đi trong năm nay. Hệ quả của nó có thể làm những nỗ lực điều chỉnh của các nước này trật bánh do sẽ tạo sức ép lên cung tiền, chi phí vốn tăng mạnh và làm thị trường tài chính bất ổn.
2. Bóng ma trái phiếu phát hành ra nước ngoài (foreign bonds) của các nước mới nổi
Ngày 25/10, chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cảnh báo mức nợ hiện nay của các nước đang phát triển là không thể chấp nhận được. Dòng vốn ồ ạt chảy vào các nước mới nổi từ năm 2007 và nợ nước ngoài cao khiến cho bóng ma khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 quay trở lại đe doạ kinh tế toàn cầu.
3. Khủng hoảng lương thực
Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, giá lương thực leo thang, thay vì giá dầu cao, có khả năng sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay. Gánh nặng từ lạm phát giá lương thực sẽ chủ yếu chất lên vai các quốc gia đang phát triển nơi tiền mua thức ăn chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong ngân sách của các hộ gia đình.Các nước đang phát triển lại là động lực chính cho sự phục hồi hiện nay của nền kinh tế thế giới.
4. Nợ công của các nước phát triển tăng cao
Theo nhận định của ông John Lipsky, Phó Giám đốc thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): nợ công ngày càng cao của các quốc gia phát triển nhất trên thế giới là không bền vững và có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Theo dự báo nợ công của các quốc gia này có thể tiếp tục lên mức cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II
5. Hệ thống tài chính toàn cầu quá phức tạp
Hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay có thể so với 1 con quái vật khổng lồ, trị giá gần 256 nghìn tỷ USD, tăng 140% kể từ năm 2002. Trong báo cáo về sự ổn định tài chính toàn cầu được công bố vào ngày 25/09, IMF cảnh báo, hệ thống tài chính toàn cầu vẫn phức tạp quá mức, trong khi những cải cách trong thời gian qua có thể làm trì trệ sự tăng trưởng kinh tế thế giới.